Châu Âu đẩy nhanh phát triển của năng lượng tái tạo và tiết kiệm năng lượng để loại bỏ khí đốt của Nga
![]() |
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen |
Sự gián đoạn gần đây của Moscow trong việc cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria đã cho thấy sự cấp thiết phải hành động để đảm bảo nguồn cung cấp cho châu Âu.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen nói với các phóng viên: “Chúng ta cần giảm sự phụ thuộc năng lượng vào Nga càng nhanh càng tốt”.
Nhưng việc giảm nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch cũng rất quan trọng để đạt được các mục tiêu về khí hậu của EU là giảm ít nhất 55% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 và trung hòa các-bon vào năm 2050.
"Tiết kiệm năng lượng là cách nhanh nhất và rẻ nhất để ứng phó với cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay", bà der Leyen nhấn mạnh trong kế hoạch này, vốn đã được yêu cầu vào.
Brussels ước tính rằng "những thay đổi trong hành vi người dân có thể làm giảm 5% nhu cầu về khí đốt và dầu trong ngắn hạn", đồng thời khuyến nghị các chiến dịch truyền thông ở mỗi quốc gia thành viên nhằm vào các doanh nghiệp và hộ gia đình.
Ủy ban châu Âu đang đề xuất nâng mục tiêu về tỷ trọng năng lượng tái tạo trong hỗn hợp năng lượng vào năm 2030, từ 40% lên 45%. Để làm được điều này, đặc biệt là tính đến việc tăng gấp đôi số lượng cơ sở quang điện vào năm 2025 và nới lỏng các ràng buộc hành chính để đẩy nhanh các thủ tục triển khai các dự án năng lượng mặt trời và gió.
Bà von der Leyen nêu chi tiết: “Chúng tôi đề xuất áp dụng lắp đặt năng lượng mặt trời áp mái cho các tòa nhà thương mại và công cộng vào năm 2025 và cho các tòa nhà dân cư mới vào năm 2029”.
Kế hoạch cũng đặt ra mục tiêu 10 triệu tấn hydro từ các nguồn tái tạo được sản xuất ở châu Âu vào năm 2030, cũng như 10 triệu tấn nhập khẩu, để thay thế than, dầu và khí đốt trong một số ngành công nghiệp và vận tải.
Tuy nhiên, Brussels thừa nhận rằng EU sẽ không thể thành công nếu không có dầu và khí đốt và đã bắt đầu đa dạng hóa các nhà cung cấp của mình, đặc biệt là Hoa Kỳ, Algeria và Trung Đông. Hội đồng châu Âu đang xem xét một cơ chế mua chung để thương lượng mức giá khí đốt tốt hơn.
Theo tính toán của Ủy ban châu Âu, việc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hệ thống năng lượng châu Âu sẽ đòi hỏi một khoản đầu tư bổ sung là 210 tỷ euro vào năm 2027. Phần lớn nguồn tài trợ được đề xuất sẽ đến từ các khoản vay đã nằm trong kế hoạch khôi phục châu Âu nhưng chưa được sử dụng. 225 tỷ euro trong các khoản vay này có thể được huy động ngay lập tức.
Trong ngắn hạn, EU cũng sẽ phải tăng sản lượng điện từ các nhà máy nhiệt điện và hạt nhân, một quan chức EU thừa nhận.
Châu Âu đã thông báo chấm dứt nhập khẩu than của Nga từ tháng 8 tới và lệnh cấm vận dầu mỏ vào cuối năm nay đang được thảo luận giữa các quốc gia thành viên. Hồi tháng 3, Ủy ban châu Âu cho biết họ muốn giảm 2/3 lượng mua khí đốt của Nga trong năm nay và toàn bộ trước năm 2030.
Vào năm 2019, 25% năng lượng tiêu thụ ở châu Âu đến từ Nga, theo Viện Jacques Delors.
Nh.Thạch
AFP
-
Kỳ I: Vị thế đặc biệt ở Bắc Cực
-
Kỳ cuối: Giải mã quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump giải thể USAID
-
Kỳ I: Về sự hình thành và hoạt động của USAID
-
Giải mã bí mật gia tộc Rothschild khuynh đảo thế giới
-
Rủi ro sau lệnh thiết quân luật ngắn ngủi, nền kinh tế Hàn Quốc thêm bế tắc trước "cơn gió mạnh" từ Mỹ và Trung Quốc