Châu Âu sẽ chấm dứt hợp đồng mua khí đốt dài hạn, gây trở ngại lớn đối với Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Bộ phận điều hành của khối EU muốn các hợp đồng như vậy không được gia hạn sau năm 2049. Ủy ban châu Âu cũng sẽ đề xuất các biện pháp tăng cường an ninh nguồn cung vì khối này phải đối mặt với giá kỷ lục và tình trạng thiếu hụt nguồn cung trầm trọng trong mùa đông này.
Kế hoạch trên - dự kiến được công bố vào hôm nay 15/12 - sẽ đi ngược lại với các yêu cầu của Nga - quốc gia cung cấp khoảng 1/3 nhu cầu khí đốt của châu Âu. Nga từ lâu đã bày tỏ sự ủng hộ các hợp đồng dài hạn và đã nhiều lần yêu cầu EU ký thêm các thỏa thuận như vậy như một điều kiện để gia hạn hợp đồng trung chuyển khí đốt qua đối tác Liên Xô cũ sau năm 2024.
Nhằm giải quyết mối lo ngại của một số quốc gia thành viên rằng Điện Kremlin đang sử dụng khí đốt như một vũ khí chính trị, đề xuất của nhà điều hành EU cũng sẽ giúp các quốc gia đối phó hiệu quả hơn trong cuộc khủng hoảng.
Những người đứng đầu các nước EU sẽ thảo luận về các biện pháp đã được lên kế hoạch tại hội nghị thượng đỉnh ở Brussels vào ngày 16/12.
Rủi ro đối với châu Âu đang gia tăng trong mùa đông này với kho dự trữ khí đốt giảm xuống mức thấp kỷ lục vào thời điểm này trong năm và cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết. Căng thẳng leo thang giữa Nga và Ukraine có nguy cơ dẫn đến nguồn cung tiếp tục bị cắt giảm, làm tăng nguy cơ khủng hoảng năng lượng sẽ kéo dài sang mùa hè năm sau.
Tuần trước, Ba Lan cho biết họ dự kiến thị trường khí đốt vẫn sẽ biến động cho đến khi có quyết định cuối cùng về dự án đường ống Nord Stream 2 gây tranh cãi. Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho biết ông sẽ “làm mọi thứ” để ngăn chặn Moscow làm tê liệt dòng chảy qua Ukraine, trong khi đó nhà lãnh đạo Belarus nhắc lại lời đe dọa sẽ ngừng trung chuyển nếu phương Tây gây sức ép bằng các lệnh trừng phạt đối với họ trong cuộc khủng hoảng người di cư.
Để thúc đẩy khả năng phục hồi của EU, Ủy ban châu Âu muốn đề xuất một cách biện pháp chiến lược hơn đối bằng cách dự trữ khí đốt.
Ủy ban châu Âu cũng đề xuất quy định việc tự nguyện mua chung kho khí đốt chiến lược. Sau đó những kho khí đốt dự trữ như vậy có thể được giải phóng trong trường hợp khẩn cấp.
Theo đề xuất của Ủy ban châu Âu, giải pháp cuối cùng đối với an ninh của EU liên quan đến vấn đề về nguồn cung là chuyển hướng khỏi nhiên liệu hóa thạch.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh