Châu Âu xem xét giữ nền tảng mua khí đốt chung hoạt động vĩnh viễn
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Nền tảng tham gia chung (JPP) được thành lập vào năm 2022 và ra mắt trong năm nay nhằm đảm bảo nguồn cung cấp khí đốt cho châu Âu sau khi Nga giảm việc cung cấp đường ống tới châu Âu. Nền tảng này được thiết kế để kết nối người mua và người bán cho cả khí đốt đường ống và khí tự nhiên hóa lỏng (LNG). Cho đến nay đã có 2 cuộc đấu thầu được hoàn thành.
Mặc dù các cơ sở lưu trữ khí đốt của EU được lấp đầy hơn bình thường ở mức gần 94%, châu lục này vẫn lo ngại về việc đảm bảo đủ nguồn cung cho mùa đông sắp tới, đặc biệt nếu thời tiết trở nên cực lạnh hoặc xảy ra khủng hoảng cung cầu.
Reuters đưa tin tuần trước rằng EC đã đề xuất thực hiện chương trình mua khí đốt chung vĩnh viễn theo quy định của thị trường khí đốt.
Người phát ngôn của EC chưa xác nhận liệu kế hoạch thực hiện chương trình này vĩnh viễn có được đề xuất hay không. Thay vào đó, người phát ngôn nói với NGI rằng EC sẽ trình bày một báo cáo về những phát hiện chính của mình về hiệu quả của nền tảng mua bán chung. Biện pháp này có thể được gia hạn tùy theo báo cáo.
Theo chuyên gia Katja Yafimava, nghiên cứu viên cấp cao của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, nếu nền tảng này được thiết lập vĩnh viễn và việc mua hàng vẫn là tự nguyện thì điều đó sẽ không gây tổn hại đến hoạt động của thị trường vì doanh nghiệp “sẽ được tự do mua và bán… khi họ thấy phù hợp”.
Hơn 150 công ty đã đăng ký chương trình mua chung kể từ khi JPP được triển khai. Theo chương trình này, EU đã thu hút sự quan tâm từ người mua trong 2 cuộc đấu thầu đầu tiên được tổ chức vào tháng 5 và tháng 7 với tổng khối lượng là hơn 27 tỷ m3, gấp đôi mục tiêu 13 tỷ m3.
Cuộc đấu thầu thứ 3 dự kiến diễn ra vào ngày 21/9 cho các đợt giao hàng từ tháng 11/2023 đến tháng 3/2025. Các bên tham gia sẽ gửi khối lượng và điểm đến của họ. Cuộc đấu thầu thứ 4 sẽ được ấn định trước cuối năm nay.
Chưa có xác nhận nào về số lượng giao dịch được ký kết từ 2 cuộc đấu thầu khi người mua và người bán hoàn tất các giao dịch bên ngoài nền tảng này. Theo đánh giá của EC, trong tương lai tất cả các công ty có thể được yêu cầu phải báo cáo các hợp đồng đã ký.
EU cũng đang tìm cách mở rộng nền tảng này để bao gồm việc mua bán khí hydro và khí đã khử carbon.
Đỗ Khánh
Natural Gas Intel
- Doanh nghiệp sẽ chủ động hơn trong chuỗi cung ứng
- Hội DKVN lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực
- Gia hạn hợp đồng cung cấp dịch vụ, quản lý vận hành kho LPG Dung Quất
- Chuyển đổi số - chìa khóa nâng cao hiệu quả, an toàn và bền vững
- Những vấn đề cần tập trung trong quá trình chuyển đổi số chuỗi giá trị ngành Dầu khí