Đức phủ nhận việc đưa ra 'thỏa thuận bẩn' với Mỹ để bỏ lệnh trừng phạt đối với Nord Stream 2
![]() |
![]() |
![]() |
Những đường ống xây dựng Nord Stream 2 tại cảng Mukran |
Ngày 11/2, một nhóm có tên Hành động vì Môi trường Đức đã công bố một lá thư của Bộ trưởng Tài chính Olaf Scholz gửi cho cựu Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steve Mnuchin, đề nghị thỏa thuận bị cáo buộc trên.
Trong bức thư này, Scholz đề cập đến các cuộc đàm phán giữa hai quan chức, dường như xoay quanh đường ống Nord Stream 2 và nhập khẩu LNG của Mỹ. Trong phần không thuộc lá thư được đính kèm, Bộ trưởng Tài chính Nga nói rằng chính phủ Đức “rất lo ngại” về các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với dự án, điều này gây nguy hiểm cho việc hoàn thành và sau đó khiến an ninh năng lượng của châu Âu gặp rủi ro.
Nhằm nhấn mạnh rằng Berlin bác bỏ cả "áp lực trực tiếp" từ Washington và các biện pháp trừng phạt của họ, chính phủ Đức đưa ra "một giải pháp tiếp theo". Ngoài việc châu Âu tăng cường mua LNG của Mỹ, chính phủ Đức đã sẵn sàng đẩy mạnh đầu tư ồ ạt vào xây dựng các bến cảng LNG trên lãnh thổ của mình.
“Chính phủ Đức sẵn sàng tăng cường hỗ trợ công chúng xây dựng các bến LNG dọc theo bờ biển của Đức để đảm bảo việc xây dựng các bến LNG ở Brunsbuettel và Wilhelmshaven bằng cách cung cấp tới 1 tỷ euro”, bức thư viết.
Ngay sau khi bức thư được phát tán, Svenja Schulze - Bộ trưởng Môi trường, Bảo tồn Thiên nhiên và An toàn Hạt nhân của Đức, nói rằng chưa từng có thỏa thuận nào như vậy.
“Không hề có “thỏa thuận bẩn” nào như vậy. Nó không tồn tại. Tôi dám phủ nhận điều này,” Bộ trưởng cho biết ngày 10/2 được truyền thông Nga trích dẫn.
Mỹ từ lâu đã bị cáo buộc cố gắng tận dụng thị trường năng lượng châu Âu béo bở. Chính quyền trước đây của Mỹ đã lên án "sự phụ thuộc ngày càng tăng" của EU vào khí đốt của Nga, trong khi đó họ lại cung cấp LNG đắt hơn của mình cho châu Âu.
Theo bức thư, các đề xuất khác của Đức bao gồm đảm bảo tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine và hỗ trợ một đường ống dẫn khí đốt Ba Lan được gọi là Đường ống Baltic, khi Warsaw tìm cách cắt giảm nhập khẩu năng lượng từ Nga. Đổi lại, Mỹ sẽ cho phép hoàn thành và vận hành Nord Stream 2.
Mặc dù nhóm môi trường mà công khai bức thư không ủng hộ việc xây dựng đường ống khí đốt của Nga, tuy nhiên họ coi đề xuất với Mỹ này là một "thỏa thuận bẩn" với cái giá phải trả của người nộp thuế. Nhóm đã yêu cầu chính phủ làm rõ vấn đề này.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình