EU nới lỏng lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu của Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
“Với quan điểm tránh mọi hậu quả tiêu cực có thể xảy ra đối với an ninh lương thực và năng lượng trên toàn thế giới, EU đã quyết định miễn trừ lệnh cấm giao dịch với một số thực thể nhà nước liên quan đến các giao dịch đối với các sản phẩm nông nghiệp và vận chuyển dầu cho các nước thứ ba”, thông cáo viết.
Điều khoản này có nghĩa là các công ty thuộc sở hữu nhà nước của Nga, bao gồm cả Rosneft, Gazprom Neft và Sovcomflot, giờ đây được phép ký kết các thỏa thuận với người châu Âu về việc vận chuyển dầu đến các nước thứ ba.
Vào tháng 3, EU đã ban hành lệnh cấm giao dịch giữa các công ty châu Âu và các tập đoàn của Nga, bao gồm các tập đoàn năng lượng lớn Rosneft, Transneft, Gazprom Neft và công ty vận tải biển lớn nhất của Nga - Sovcomflot, cùng những công ty khác. Các giao dịch liên quan đến nhập khẩu hoặc vận chuyển khí đốt tự nhiên, dầu mỏ, các sản phẩm dầu mỏ và một số kim loại.
Tuy nhiên, thuộc một phần của gói trừng phạt thứ sáu được đưa ra vào tháng trước, EU đã áp đặt lệnh cấm vận một phần đối với dầu của Nga, cấm vận chuyển dầu bằng đường biển đến EU và cấm các công ty châu Âu bảo hiểm và tái bảo hiểm các chuyến hàng dầu và sản phẩm dầu của Nga bằng đường biển sang các nước ngoài Liên minh châu Âu.
Do đó, các công ty năng lượng lớn như Vitol, Glencore, Trafigura, Shell và Total đã ngừng kinh doanh dầu của Nga cho các nước thứ ba. Tuy nhiên, giờ đây, họ sẽ có thể tiếp tục kinh doanh với Nga. Chi tiết pháp lý của điều khoản mới sẽ được công bố trên Tạp chí Chính thức của EU.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh