EVN gồng mình gánh giá điện
![]() |
Đường dây 220kV Kiên Bình - Phú Quốc (đường dây vượt biển dài nhất Đông Nam Á) |
Trước tiên, phải khẳng định, giá điện và câu chuyện tăng giá điện không phải do EVN mà do cơ quan quản lý nhà nước quyết định. EVN hay bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia thị trường điện, kinh doanh điện đều phải tuân thủ quyết định đó, tức là không được bán với giá cao hơn giá quy định.
Hàng năm, căn cứ theo vào các yếu tố đầu vào, dựa trên các nhu cầu đầu tư, phát triển của ngành điện, Nhà nước sẽ xem xét, xây dựng biểu giá điện áp dụng cho từng nhóm đối tượng khách hàng. Thường mức giá đó chỉ đủ để EVN duy trì hoạt động vào có một chút tích lũy để đầu tư mở rộng, nâng cấp hệ thống điện, đáp ứng ngày càng tốt hơn các nhu cầu sử dụng điện của nền kinh tế.
Tuy nhiên, trong năm 2022, dù chi phí nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào như than, khí... tăng mạnh, giá điện vẫn không được điều chỉnh để hướng tới các mục tiêu bảo đảm cân đối vĩ mô, phục hồi nền kinh tế, kiềm chế lạm phát... được Đảng, Chính phủ đặt ra. Và tất nhiên, phần chênh lệch tăng chi phí sản xuất điện đúng ra phải được bù đắp bằng việc tăng giá điện cho cả năm 2022, ngành điện sẽ phải gồng mình gánh chịu.
Cần nói thêm rằng, để có thể “gánh” phần chi phí đó, EVN đã phải thực hiện rất nhiều biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, tiết giảm chi phí, tối ưu quá trình huy động điện để không rơi vào tình trạng nỗ nặng hơn. Cụ thể, EVN đã thực hiện tiết kiệm 10% các chi phí thường xuyên, cắt giảm 20-30% chi phí sửa chữa lớn, chi lương cho CBCNV chỉ bằng 80-90% mức lương bình quân năm 2020..., tổng chi phí tiết giảm hơn 9.700 tỉ đồng. Thực hiện các giải pháp tối ưu hóa dòng tiền từ hoạt động tài chính và lãi tiền gửi của Công ty mẹ - EVN và các đơn vị thành viên là hơn 7.900 tỉ đồng. Sản lượng thủy điện cao hơn kế hoạch khoảng 12,5 tỉ kWh giúp giảm chi phí mua điện của EVN khoảng 15.845 tỉ đồng.
Mặc dù đã nỗ lực tiết giảm các loại chi phí nhưng EVN vẫn không thể bù đắp được chi phí mua điện do giá nhiên liệu tăng cao đột biến nên kết quả năm 2022 dự kiến EVN vẫn sẽ lỗ khoảng 31.360 tỉ đồng.
Chi phí sản xuất tăng, trong khi giá bán sản phẩm không được điều chỉnh ở mức phù hợp, chuyện doanh nghiệp rơi vào cảnh thua lỗ là hết sức bình thường. Vậy nên, ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), nhận xét: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện này, nền kinh tế Việt Nam nói chung, ngành điện nói riêng không thể đứng ngoài, đứng độc lập với xu thế đó. Để sản xuất được điện, chúng ta phải nhập khẩu nhiên liệu đầu vào theo giá thị trường thế giới. Do đó, giá điện của nước ta không thể không phản ánh giá trị thị trường thế giới của những loại nhiên liệu đầu vào và những yếu tố cấu thành giá khác trong cơ cấu giá điện. Chính vì vậy, việc điều hành giá điện theo cơ chế giá thị trường phải được lựa chọn.
Phân tích như vậy để thấy rằng, việc EVN có đề xuất tăng giá điện cũng hoàn toàn dễ hiểu và cần được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan, công tâm, chứ không phải phiến diện một chiều.
Thanh Ngọc
-
Mỹ áp thuế đối ứng sẽ mang đến nhiều khó khăn trong ngắn hạn cho ngành năng lượng Việt Nam
-
Cháy rừng tại Kim Bảng (Hà Nam) không ảnh hưởng đến hệ thống truyền tải điện quốc gia
-
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Ưu tiên sử dụng tối đa khí trong nước để phát điện
-
Giá phát điện tối đa cho nhiệt điện than năm 2025
-
Khung giá điện nhập khẩu từ Lào về Việt Nam giai đoạn 2025-2030