Gã dầu khí Thái Lan tìm cách gia hạn mỏ khí đốt ở Myanmar
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
PTTEP cũng đấu thầu hai trong số ba lô được chào ở Thái Lan và dự kiến sẽ khai thác khí đốt từ 2 lô này trong hai năm nữa, ông Montri Rawanchaikul nói với Reuters bên lề hội nghị công nghiệp năng lượng hàng đầu ADIPEC của Abu Dhabi.
Thái Lan đang phải đối mặt với tình trạng sản lượng khí đốt suy giảm tại mỏ Erawan mà PTTEP đã tiếp quản từ Chevron sau khi tập đoàn dầu mỏ lớn của Mỹ đã vận hành mỏ này trong 40 năm.
Vào năm 2019, mỏ này đã cho khai thác 1.200 triệu feet khối tiêu chuẩn mỗi ngày (mmscfd) khí đốt, khi bàn giao khai thác được khoảng 250-300 mmscfd. Mỏ này đạt khoảng 400 mmscfd vào giữa năm 2023 và PTTEP đặt mục tiêu đạt sản lượng 800 mmscfd vào tháng 4 năm sau.
Ông Rawanchaikul cho biết: “Sau đó, chúng tôi cũng nỗ lực thăm dò ở Malaysia vì chúng tôi tin rằng chúng tôi vẫn còn khí đốt ở Malaysia và Malaysia thực sự có thể biến khí đốt thành LNG để xuất khẩu”.
Tại Myanmar, PTTEP muốn gia hạn hợp đồng cho hai mỏ của mình để duy trì an ninh năng lượng, vì hoạt động khai thác của PTTEP tại đây chiếm tương đương khoảng 50% lượng điện tiêu thụ của Myanmar và 20% lượng điện tiêu thụ của Thái Lan.
Ông Rawanchaikul cho biết: “Chúng tôi không tìm cách mở rộng, chúng tôi chỉ tìm cách đảm bảo nguồn khí đốt cần thiết cho Thái Lan và Myanmar”.
Ông cho biết Thái Lan hiện cần nhập khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho khoảng 40% lượng tiêu thụ, tức là khoảng 4.000 mmscfd.
Ông Rawanchaikul cho biết thêm, hoạt động thăm dò đang diễn ra của PTTEP “không đủ vì chúng tôi vẫn cần nhập khẩu LNG, vì vậy chúng tôi phải tiếp tục thăm dò các khu vực mới”.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh