Khủng hoảng dầu mỏ tại Nam Sudan: Vì sao Petronas rút lui?

09:11 | 21/11/2024

|
Petronas đã rời khỏi Nam Sudan sau gần 30 năm khai thác dầu mỏ, cáo buộc chính phủ ngăn chặn việc bán tài sản của mình.
Khủng hoảng dầu mỏ tại Nam Sudan: Vì sao Petronas rút lui?
Ảnh minh họa

Sự ra đi của tập đoàn dầu khí Malaysia này trong bối cảnh khủng hoảng môi trường và suy thoái kinh tế đặt ra nhiều câu hỏi về tương lai của ngành công nghiệp vàng đen tại quốc gia trẻ nhất thế giới.

Là nguồn thu nhập duy nhất của nhà nước Nam Sudan, ngành công nghiệp dầu mỏ đang đối mặt với thời kỳ khủng hoảng nghiêm trọng. Sản lượng dầu đã giảm từ 300.000 thùng/ngày vào năm 2011 xuống còn dưới 50.000 thùng/ngày vào năm 2024, chủ yếu do cuộc chiến ở Sudan.

Theo ông Boutros Manani Magaya, Chủ tịch Tiểu ban về dầu mỏ của Quốc hội, sự rút lui của Petronas là một cú sốc lớn: "Tại sao không có thêm đầu tư vào lĩnh vực này để tăng sản lượng hoặc ít nhất duy trì ở mức hiện tại? Điều này thực sự đặt ra nhiều câu hỏi. Chúng ta đều biết rằng Nam Sudan có trữ lượng dầu lớn. Vậy tại sao Petronas và các công ty khác không tiếp tục đầu tư vào ngành công nghiệp này?".

Sự ô nhiễm bị lên án

Lý do có thể nằm ở các cuộc kiểm toán tài chính và môi trường sắp tới, điều có thể giải thích cho sự rút lui đột ngột này.

Các cáo buộc về ô nhiễm liên quan đến ngành công nghiệp dầu mỏ ngày càng gia tăng. Ông Gizam Moses, đại diện của Liên minh Xã hội Dân sự về Tài nguyên Thiên nhiên (CSCNR), nhấn mạnh hậu quả nghiêm trọng đối với cộng đồng địa phương: "Chúng tôi nhận được nhiều báo cáo về trẻ em sinh ra với những dị tật nghiêm trọng do phụ nữ mang thai tiếp xúc với ô nhiễm dầu mỏ. Những câu chuyện này là bằng chứng rõ ràng rằng luật pháp về khai thác tài nguyên thiên nhiên của chúng ta không được các công ty hoạt động tại đây tuân thủ".

Các công ty bị buộc phải chịu trách nhiệm

Theo ông Joseph Africano Bartel, Thứ trưởng Bộ Môi trường, các công ty chịu trách nhiệm sẽ không thể thoát khỏi nghĩa vụ của mình, ngay cả khi đã rời đi.

"Bất kỳ ai từng đến quốc gia này trước khi độc lập, lợi dụng sự vắng bóng của luật pháp và kiểm soát với suy nghĩ rằng họ có thể kiếm tiền trong khi bỏ qua vấn đề môi trường thì hãy suy nghĩ lại. Họ sẽ không thể biến mất. Petronas hoặc bất kỳ công ty nào hoạt động tại Nam Sudan mà không bảo vệ môi trường đều sẽ phải chịu trách nhiệm", ông Joseph nhấn mạnh.

Ông Bartel dẫn chứng vụ việc tập đoàn dầu khí Anh-Hà Lan Shell phải trả 12 tỷ USD cho các nạn nhân của ô nhiễm dầu mỏ ở đồng bằng Niger như một ví dụ điển hình.

Petronas giới thiệu hệ thống hợp đồng mớiPetronas giới thiệu hệ thống hợp đồng mới
Dỡ bỏ tình trạng bất khả kháng cho dự án LNG lớn nhất Châu Á - Thái Bình DươngDỡ bỏ tình trạng bất khả kháng cho dự án LNG lớn nhất Châu Á - Thái Bình Dương
Petronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và MLPetronas hợp tác Schlumberger phát triển công nghệ AI và ML

H.Phan

AFP