Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới

11:29 | 05/07/2021

226 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Quan hệ Việt - Mỹ trong hơn hai thập kỷ đã có những bước tiến dài, vượt trên kỳ vọng. Đến nay, nhìn lại nhiều chuyên gia đã dùng hai chữ "thần kỳ" để đánh giá về quan hệ hai nước.
Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới

Dân trí đã có cuộc trò chuyện với PGS. TS. Cù Chí Lợi - Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Mỹ (VIAS) để có thêm góc nhìn sâu hơn về mối quan hệ kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua.

Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới - 1

- Khi Mỹ có Tổng thống mới, nhiều chuyên gia nhìn nhận rằng kinh tế Việt - Mỹ sẽ có nhiều cơ hội mới dưới thời Tổng thống Biden. Sau hơn nửa năm trôi qua, ông thấy sao về nhận định này?

Quan hệ Việt - Mỹ trong hơn 25 năm qua phải nói là sự phát triển vượt trên kỳ vọng. Câu chuyện hợp tác hai nước không chỉ dừng lại ở mức độ song phương mà còn mở rộng ra các vấn đề quốc tế.

Còn nhớ, thời điểm gần cuối nhiệm kỳ ông Donald Trump, chúng ta đã lo lắng về việc Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. Tuy nhiên rất mừng, hồi tháng 4 năm nay, Bộ Tài chính Mỹ đã khẳng định không có đủ bằng chứng để xác định Việt Nam thao túng tiền tệ như đã nêu vào cuối năm 2020.

Ngoài tin vui đó, khi chuyển sang chính quyền ông Joe Biden, thực tế đã có nhiều tín hiệu tốt về thương mại, đầu tư. Đặc biệt riêng trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu vào Mỹ tăng mạnh. Theo số liệu của hải quan, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 44,9 tỷ USD trong nửa năm đầu 2021, tăng 42,6% so với cùng kỳ năm trước. Trước đó năm 2020 là 25,7% và 2019 là 27,3%...

Mức tăng trên 40% là rất cao, có thể gọi là kỷ lục nhiều năm nay. Không chỉ thương mại, đầu tư Mỹ vào Việt Nam cũng đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực.

MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI VIỆT - MỸ

- Một bài báo quốc tế hồi tháng 9/2020 từng nhận định rằng trong vòng 2 thập kỷ qua, không có đối tác thương mại nào của Mỹ phát triển nhanh như Việt Nam - quốc gia đang dần trở thành trung tâm sản xuất mới của thế giới. Tuy nhiên chúng ta cũng đã từng lo ngại về vấn đề thặng dư thương mại với Mỹ, thao túng tiền tệ… Thời gian tới, chúng ta cần lưu ý các vấn đề này như thế nào?

Nhìn về tổng thể, đặc biệt trong thời gian gần đây có thể ví von rằng Việt Nam đang viết lên một câu chuyện "cổ tích" về xuất khẩu sang Mỹ. Mức tăng mạnh xuất hiện ngay trong thời kỳ Covid-19, trong khi nhiều nước đều ghi nhận giảm.

Thực sự rất ít nước đạt được mức tăng trưởng liên tục cao như vậy. Đây là một dấu ấn quan trọng giữa thương mại hai nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng xuất khẩu cũng sẽ đặt ra vấn đề khác như cân bằng thương mại.

Việt Nam là một trong nước có thâm hụt thương mại lớn với Mỹ. Vấn đề này không phải mới mẻ nhưng cần được lưu tâm trong giai đoạn tới.

Song ở vấn đề này, tôi cho rằng nên chuyển sang thống kê theo phần giá trị gia tăng hơn là thống kê đơn thuần tổng kim ngạch. Phần giá trị gia tăng của Việt Nam, tôi cho rằng không lớn bởi Việt Nam phải nhập nguyên vật liệu rất nhiều, chủ yếu vẫn còn nặng nề về gia công… Trong khi đó, Mỹ xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ với phần giá trị gia tăng rất cao.

Thêm nữa, Việt Nam cần hết sức thận trọng. Nếu bị gán mác thao túng tiền tệ, điều này sẽ ảnh hưởng vô cùng lớn tới các kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.

Ngoài ra, để trốn tránh hàng rào thuế quan và hàng rào kỹ thuật nêu trên, thời gian qua cũng đã có hiện tượng hàng Trung Quốc "đội lốt" Việt Nam để tìm đường xuất khẩu sang Mỹ. Vấn đề này cần hết sức lưu ý. Bởi khi bị phát hiện, ngoài áp thuế cao thì cả ngành hàng sản xuất của Việt Nam trong nước cũng liên đới.

KỲ VỌNG QUAN HỆ HAI NƯỚC GẮN KẾT HƠN BỞI FTA

- Chúng ta từng tiếc nuối khi Mỹ rút khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương - TPP (nay là CPTPP), nhưng chúng ta có thể kỳ vọng việc tiến tới ký kết Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Mỹ sẽ thúc đẩy quan hệ kinh tế hai nước lên tầm cao mới?

Hiệp định song phương hay đa phương thì mục tiêu cuối cùng vẫn là thúc đẩy kinh tế. Dù hiệp định chưa được ký kết nhưng tăng trưởng xuất khẩu của chúng ta đã rất cao. Vấn đề đặt ra chúng ta có nên tiếp tục kỳ vọng một hiệp định song phương giữa hai nước được ký kết?

Tôi cho rằng cần thiết. Bởi FTA làm mối quan hệ kinh tế hai nước thắt chặt hơn, ổn định, trao đổi thường xuyên hơn, minh bạch hơn. Không chỉ thương mại, FTA cũng sẽ thúc đẩy mở đường đầu tư Mỹ vào Việt Nam nhiều hơn.

Dù chính quyền Mỹ xem xét gia nhập và cải thiện CPTPP hay tiến hành đàm phán song phương, tôi tin rằng vẫn sẽ là cơ hội tốt để thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế hai nước, đem lại lợi ích cho cả người dân Việt Nam và Mỹ.

Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới - 2

- Ông có đề cập đến thúc đẩy đầu tư Mỹ vào Việt Nam. Nhưng xem ra đây vẫn là vấn đề còn vô cùng thách thực. Bởi thực tế cho thấy kết quả đạt được vẫn chưa đáng kể, thưa ông?

Đầu tư Mỹ vào Việt Nam thực tế là chưa xứng với tiềm năng hai nước. Mỹ đầu tư ra nước ngoài chủ yếu theo hướng công nghệ cao, hạ tầng và lĩnh vực dịch vụ. Về công nghệ, Việt Nam là lựa chọn của một số công ty Mỹ như Intel, Procter & Gamble, Chevron... hay một số tập đoàn như Apple, Google, Dell... đầu tư vào Việt Nam thông qua các doanh nghiệp sản xuất ODM/OEM thuộc chuỗi cung ứng của mình.…

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến tháng 6 năm nay, Mỹ vẫn là quốc gia xếp thứ 11 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam với tổng số dự án là 1.100, tổng vốn đăng ký gần 10 tỷ USD.

Tôi nghĩ rằng con số này vẫn có nhiều tiềm năng để lớn hơn nữa. Việt Nam có thế mạnh về công nghệ, hạ tầng, năng lượng… Và đó cũng chính là những lĩnh vực chúng ta cần tập trung đẩy mạnh thu hút đầu tư.

Nhiều doanh nghiệp Mỹ đã từng tìm cách đa dạng hóa các khoản đầu tư ra khỏi Trung Quốc, khi chi phí lao động tại nước này tăng cao và căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang. Nhờ đó, những quốc gia khác trong khu vực trở nên hấp dẫn FDI hơn. Nếu làm tốt, chúng ta hy vọng sẽ chứng kiến ngày càng nhiều công ty quốc tế chuyển dây chuyền sản xuất và mở rộng ở Việt Nam.

Thu hút được nguồn đầu tư từ Mỹ, tôi tin Việt Nam sẽ có những bước tiến rất quan trọng thời gian tới. Chúng ta đã thu hút Samsung và nếu có một tập đoàn công nghệ lớn khác như Apple cũng vào Việt Nam thì rất tuyệt vời.

MUỐN LÀM ĂN VỚI MỸ, PHẢI HIỂU VĂN HÓA CỦA HỌ

- Như ông nói, thúc đẩy dịch chuyển chuỗi cung ứng đang diễn ra và Việt Nam được dự báo có nhiều cơ hội hơn với Mỹ hơn. Song đến thời điểm này, liệu có phải mọi thứ vẫn nằm ở sự kỳ vọng quá nhiều thưa ông?

Làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng diễn ra dưới hai tác động: Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung và ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Một số công ty thực tế đã chuyển sang Việt Nam.

Nhiều người kỳ vọng sự dịch chuyển này diễn ra mạnh mẽ nhưng đến thời điểm này thì dịch bệnh vẫn còn đang chi phối rất nhiều. Việt Nam đã thành công trong kiểm soát Covid-19 nhưng hiện nay dịch bệnh lại bùng phát, vẫn còn rất phức tạp, khó khăn.

Nhiều nhà đầu tư họ vẫn đang tính toán, cân nhắc, dịch chuyển cũng không phải một sớm một chiều. Chưa kể chúng ta có nhiều "đối thủ" khác trong thu hút làn sóng dịch chuyển.

Do vậy tôi nghĩ, cơ bản xu hướng đa dạng hóa nhà cung ứng vẫn tiếp tục. Và Việt nam vẫn là nước có lợi thế bởi những yếu tố "truyền thống" như giá nhân công tốt, chính trị ổn định.

Thực tế thì chúng ta nhiều khi đánh giá chưa tốt kỹ năng lao động Việt Nam nhưng rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài lại đánh giá cao năng lực. Không phải ngẫu nhiên Intel, Foxconn, Samsung… lại đầu tư nhiều tỷ USD vào Việt Nam.

Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới - 3

- Góc nhìn cả ông về việc có doanh nghiệp Việt Nam than khó làm ăn với Mỹ? Liệu vì Việt Nam quen "dễ" hay vì Mỹ quá "khó"?

Giá trị xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ tăng rất mạnh. Nhưng để đi được vào thị trường Mỹ, thực sự vô cùng khó khăn. Thị trường Mỹ là thị trường có tốc độ cạnh tranh vô cùng khốc liệt, yêu cầu về tiêu chuẩn hàng hóa vô cùng khắt khe.

Trong khi đó, việc tiếp cận thông tin của nhiều doanh nghiệp còn khó khăn, điều này buộc họ phải thuê công ty tư vấn dịch vụ bản địa với chi chí lớn. Làm ăn với họ là phải hiểu, phải nghiên cứu rõ pháp luật, quy định, cách làm ăn của họ.

Mỹ cũng đặc biệt quan tâm đến vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ. Trong khi đó, câu chuyện hàng giả, hàng nhái ở Việt Nam vẫn còn phổ biến. Vấn đề này cũng cần được lưu tâm trong mối quan hệ giữa hai nước.

Thực tế, Việt Nam từng đi chậm so với các quốc gia khác trong tiếp cận thị trường này nhưng chúng ta cũng đang dần dần, từng bước tiếp cận rất tốt, đem lại nhiều kết quả khả quan. Song khó khăn còn nhiều, mỗi thời kỳ mỗi khác, học hỏi, nghiên cứu, linh hoạt… là cách thức để doanh nghiệp tồn tại trong "sân chơi" với Mỹ.

Kinh tế Việt - Mỹ: Xuất khẩu tăng mạnh, kỳ vọng lớn từ luồng đầu tư mới - 4

QUAN HỆ HAI NƯỚC NGÀY CÀNG GẮN KẾT HƠN TRONG BỐI CẢNH COVID-19

- Là một trong những người có chiều sâu trong nghiên cứu quan hệ Việt - Mỹ, ông nghĩ gì về triển vọng quan hệ hai nước trong tương lai? Covid-19 đã khiến bối cảnh thế giới thay đổi. Liệu nó đã và sẽ tác động như thế nào giữa mối quan hệ hai nước Việt - Mỹ về mặt kinh tế? Còn có yếu tố nào khác ngoài Covid-19 mà chúng ta cần lưu tâm trong mối quan hệ kinh tế hai nước thời gian tới?

Covid-19 ập đến và nền kinh tế toàn cầu gặp khó khăn, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Năm 2020, Việt Nam từng được ví như "ngôi sao" trong phòng chống dịch, nâng tầm quốc gia trong mắt các nhà đầu tư quốc tế.

Riêng về quan hệ Việt - Mỹ, mối quan hệ hai nước từ lúc dịch tới giờ thì càng tốt hơn trên tinh thần hỗ trợ nhau nhiều hơn. Mỹ đã có những hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam trong phòng chống dịch. Mới đây Mỹ khẳng định hỗ trợ Việt Nam sớm tiếp cận vắc xin Covid-19 là một điều vô cùng tích cực, cần thiết trong bối cảnh này. Hy vọng thời gian tới hai nước sẽ ngày càng tăng cường hợp tác, hỗ trợ nhau hơn trong phòng chống dịch bệnh.

Ngoài vấn đề Covid-19, một vấn đề khác cũng cần được lưu tâm đó sự linh hoạt để kịp thời hưởng lợi trước làn sóng dịch chuyển chuỗi cung ứng. Việt Nam cần có những chính sách phù hợp để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư, nhất là những công ty lớn mà chúng ta kỳ vọng sẽ thúc đẩy chuyển giao công nghệ tốt hơn cho Việt Nam.

Vấn đề vi phạm bản quyền cũng cần được chú ý. Đây là vấn đề rất lớn trong quan hệ song phương.

Hội nghị G7 vừa qua cũng là một tín hiệu rất tốt cho thấy Mỹ sẽ can dự sâu hơn vào các vấn đề toàn cầu nhất là mặt hạ tầng theo chương trình tái thiết thế giới với 40.000 tỷ USD. Việt Nam cần tích cực gặp gỡ trao đổi và đưa ra các sáng kiến của mình.

Quan hệ Việt - Mỹ không chỉ đơn giản là vấn đề kinh tế. Trong kinh tế có yếu tố chính trị. Chúng ta muốn thúc đẩy hợp tác một cách toàn diện. Nếu chúng ta thúc đẩy tốt mối quan hệ hai nước thì sẽ hỗ trợ rất lớn cho Việt Nam trong thực hiện mục tiêu chiến lược lớn đặt ra đến 2045.

- Theo ông, hai bên cần làm gì để cải thiện cán cân thương mại và tăng cường mối quan hệ kinh tế trong tương lai? Những lĩnh vực nào sẽ là tiềm năng để hai nước có thể khai thác tốt hơn thời gian tới?

Chúng ta cần hướng đến mối quan hệ kinh tế thương mại lành mạnh. Việt Nam có thể duy trì xuất siêu, nhưng cũng cần đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa Mỹ, mở cửa cho đầu tư Mỹ. Hai bên đều có lợi.

Vừa qua Mỹ đánh giá cao việc Việt Nam chuyển sang năng lượng sạch, tái tạo. Mỹ cũng sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực này. Ngoài ra Việt Nam cũng có thể ưu tiên các công ty Mỹ, nhất là lĩnh vực hạ tầng, công nghệ cao, dịch vụ…

Tiếng nói của doanh nghiệp Mỹ là rất quan trọng. Muốn thu hút được đầu tư từ họ thì cần hiểu họ, biết được vấn đề họ thấy cản trở ở đâu, hướng tới xây dựng một bộ máy thực sự tinh gọn, cải cách pháp luật đầu tư tiên tiến, tạo lập một môi trường minh bạch….

- Xin cám ơn ông về cuộc trò chuyện này!

Theo Dân trí

Tăng trưởng Tăng trưởng "thần kỳ", Việt Nam công bố chính sách nức lòng triệu dân
Mệnh lệnh hành động từ Mệnh lệnh hành động từ "mục tiêu kép"
Cảnh báo đầu tư đa cấp “Robot trí tuệ nhân tạoCảnh báo đầu tư đa cấp “Robot trí tuệ nhân tạo"

dantri.com.vn

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
AVPL/SJC HCM 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
AVPL/SJC ĐN 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,330 ▲400K 11,610 ▲350K
Nguyên liệu 999 - HN 11,320 ▲400K 11,600 ▲350K
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
TPHCM - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Hà Nội - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Hà Nội - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Đà Nẵng - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Đà Nẵng - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Miền Tây - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Miền Tây - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.000 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.000 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.000 ▲2500K 114.500 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 111.890 ▲2500K 114.390 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.180 ▲2480K 113.680 ▲2480K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 110.960 ▲2480K 113.460 ▲2480K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.530 ▲1880K 86.030 ▲1880K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.630 ▲1460K 67.130 ▲1460K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.280 ▲1040K 47.780 ▲1040K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.480 ▲2290K 104.980 ▲2290K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.500 ▲1530K 70.000 ▲1530K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.080 ▲1630K 74.580 ▲1630K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.510 ▲1700K 78.010 ▲1700K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.590 ▲940K 43.090 ▲940K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.440 ▲830K 37.940 ▲830K
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,120 ▲300K 11,690 ▲350K
Trang sức 99.9 11,110 ▲300K 11,680 ▲350K
NL 99.99 11,120 ▲300K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,120 ▲300K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,350 ▲300K 11,700 ▲350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,350 ▲300K 11,700 ▲350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,350 ▲300K 11,700 ▲350K
Miếng SJC Thái Bình 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Miếng SJC Nghệ An 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Miếng SJC Hà Nội 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Cập nhật: 21/04/2025 10:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16030 16296 16882
CAD 18229 18505 19122
CHF 31368 31747 32403
CNY 0 3358 3600
EUR 29156 29426 30465
GBP 33819 34208 35143
HKD 0 3206 3408
JPY 177 181 187
KRW 0 0 18
NZD 0 15161 15759
SGD 19307 19586 20115
THB 697 760 813
USD (1,2) 25635 0 0
USD (5,10,20) 25673 0 0
USD (50,100) 25701 25735 26080
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,720 25,720 26,080
USD(1-2-5) 24,691 - -
USD(10-20) 24,691 - -
GBP 34,183 34,276 35,184
HKD 3,278 3,288 3,388
CHF 31,589 31,687 32,559
JPY 180.4 180.72 188.79
THB 745.38 754.59 807.14
AUD 16,333 16,392 16,841
CAD 18,508 18,568 19,067
SGD 19,527 19,587 20,198
SEK - 2,665 2,760
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,926 4,062
NOK - 2,435 2,522
CNY - 3,516 3,612
RUB - - -
NZD 15,140 15,281 15,720
KRW 16.97 17.7 19
EUR 29,352 29,376 30,627
TWD 719.72 - 871.33
MYR 5,511.49 - 6,217.45
SAR - 6,786.42 7,144.03
KWD - 82,227 87,434
XAU - - -
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,750 25,770 26,110
EUR 29,195 29,312 30,404
GBP 34,010 34,147 35,119
HKD 3,277 3,290 3,396
CHF 31,399 31,525 32,441
JPY 179.46 18,018 187.72
AUD 16,241 16,306 16,834
SGD 19,515 19,593 20,127
THB 761 764 798
CAD 18,438 18,512 19,030
NZD 15,212 15,721
KRW 17.45 19.24
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25710 25710 26070
AUD 16209 16309 16872
CAD 18403 18503 19054
CHF 31630 31660 32550
CNY 0 3516.2 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29352 29452 30325
GBP 34125 34175 35278
HKD 0 3320 0
JPY 181.06 181.56 188.07
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2490 0
NZD 0 15262 0
PHP 0 422 0
SEK 0 2633 0
SGD 19465 19595 20326
THB 0 725.8 0
TWD 0 770 0
XAU 11500000 11500000 11900000
XBJ 11200000 11200000 11800000
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,740 25,790 26,110
USD20 25,740 25,790 26,110
USD1 25,740 25,790 26,110
AUD 16,262 16,412 17,480
EUR 29,424 29,574 30,760
CAD 18,354 18,454 19,773
SGD 19,539 19,689 20,160
JPY 180.67 182.17 186.86
GBP 34,187 34,337 35,239
XAU 11,498,000 0 11,702,000
CNY 0 3,399 0
THB 0 762 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 21/04/2025 10:00