Làm thế nào để tránh "bẫy" phòng vệ thương mại?
Hiện nay, kinh tế Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có độ mở lớn nhất thế giới. Hàng hóa của chúng ta đang trên đà xâm nhập vào hầu hết các thị trường, cùng với đó hàng loạt các vụ kiện chống phá giá, nhiều quốc gia đưa ra các biện pháp phòng vệ thương mại đối với các sản phẩm từ thép, đồ gỗ đến nông sản của Việt Nam. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã liên tục tổ chức các lớp tập huấn cho doanh nhân, doanh nghiệp về cách thức vượt “bẫy” phòng vệ thương mại. Tựu chung cần 3 điểm lưu ý chính là tôn trọng luật pháp quốc tế, giữ "sạch" cho sản phẩm và giá cả hợp lý.
![]() |
Việt Nam có 12 mặt hàng xuất khẩu có nguy cơ bị điều tra phòng vệ thương mại. |
Các tổ chức kinh tế quốc tế như WTO, WHO, FAO... và các Hiệp định thương mại tự do (FTA) đều xây dựng nhiều khung pháp lý riêng, với mục đích điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế hướng về các bên cùng có lợi trong sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, doanh nghiệp nào muốn "chơi" phải tuân thủ luật và ngược lại. Nhìn dưới góc độ này, doanh nghiệp Việt theo xu thế hội nhập có nghĩa là chịu sự điều chỉnh của một khung khổ pháp lý nào đó ngoài pháp lý của Việt Nam. Ví dụ, quy tắc xuất xứ hàng hóa của RCEP có điểm khác với EVFTA; quy chuẩn thực phẩm sạch của Mỹ không hoàn toàn giống với EU.
Bởi vậy, bất cứ doanh nghiệp hay sản phẩm nào khi “dính” phòng vệ thương mại, bị các doanh nghiệp bản địa khởi kiện thì trước tiên phải nghiêm túc theo đuổi vụ kiện đến cùng. Tất nhiên, theo quy định thương mại quốc tế thì trước khi khởi kiện bao giờ cũng có thời gian để các bị đơn "trình bày", "giải thích" những nghi ngờ về sản phẩm như chất lượng, giá cả... Chỉ cần doanh nghiệp nghiêm túc "giải trình" thì hầu hết đều tránh được các vụ kiện cáo. Thái độ của doanh nghiệp cũng chính là cách thể hiện tôn trọng luật pháp sở tại, và đây chính là những bài tập dượt bổ ích giúp doanh nghiệp tiếp thu nhanh nhất luật pháp quốc tế.
Bởi vậy, dù có thực sự "trong sạch" hay gì đi nữa thì doanh nghiệp muốn xuất khẩu phải có đội ngũ thông thạo ngoại ngữ (tiếng Anh), tập hợp được luật sư giỏi, hiểu biết về các cơ quan như tòa trọng tài, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Bộ Công Thương (Cục xuất nhập khẩu, Cục Phòng vệ Thương mại, Vụ thị trường ngoài nước…) để hễ cần là cùng vào cuộc hỗ trợ doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hệ sinh thái doanh nghiệp Việt ngày càng mạnh nên đã có những mạng lưới phụ trợ, hỗ trợ xuất khẩu hàng như các hiệp hội ngành hàng hay VCCI... có thể hỗ trợ doanh nghiệp bất cứ lúc nào.
Theo các chuyên gia quốc tế, nhiều khi “bị kiện” không có nghĩa là vi phạm luật pháp của nước sở tại bất cứ vấn đề gì từ chất lượng, mẫu mã.... Đôi khi sản phẩm bị kiện vì bán quá... rẻ. Trước đây là một số mặt hàng thủy sản như cá da trơn, tôm xuất khẩu vào thị trường Mỹ, sau này là mặt hàng mật ong đều tăng số lượng rất nhanh, giá rẻ, chất lượng tốt. Điều này khiến các "đối thủ" tại Mỹ gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên đôi khi đó cũng là lý do để các hiệp hội này lấy làm lý do đưa ra cơ quan sở tại “xem xét”.
Hiệp hội Thủy sản, ngành hàng rất dày dặn kinh nghiệm đối mặt với phòng vệ thương mại, hiến kế: doanh nghiệp cần liên minh để cùng cung cấp thông tin dữ liệu, đóng góp chi phí theo kiện; công ty luật uy tín hỗ trợ thực hiện các vấn đề liên quan đến thủ tục; khách quan, trung thực khi trả lời các câu hỏi điều tra.
Tương tự như nhiều mặt hàng khác, năm 2020 và 10 tháng 2021, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ khối lượng rất lớn, con số ước tính gần 200 tỷ USD. Sự xuất hiện ồ ạt của các nhãn hàng từ Việt Nam cũng gây chú ý tại Mỹ.
![]() |
Sau hơn 20 năm xuất khẩu thủy sản vào Mỹ mới có hơn 10 doanh nghiệp Việt vượt qua “bẫy” phòng vệ thương mại. |
Còn nói về tiêu chuẩn “sạch” thì rất nhiều doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam hiện nay chưa hiểu đúng nghĩa khoa học. Chuẩn sạch của chúng ta nhiều khi đơn giản là lợn không dùng chất tăng trọng, vịt, gà cho ăn thức ăn hữu cơ tự cung tự cấp, rau củ không ngậm hóa chất…
Theo Food and Drug Administration - Cục quản lý thực phẩm Mỹ (FDA), bộ tiêu chí chung về thực phẩm sạch gồm: Phân tích mối nguy hại, đánh giá về nhà sản xuất, nguyên liệu đầu vào; Có kế hoạch bảo đảm an toàn thực phầm; Có giấy tờ liên quan bằng tiếng Anh. Nếu buôn bán tại Mỹ, cần có chứng nhận do FDA cấp định kỳ và sẵn sàng đáp ứng yêu cầu kiểm tra tại chỗ của cơ quan này.
Đơn cử, về yêu cầu "phân tích mối nguy hại" thì buộc doanh nghiệp phải đầu tư phòng thí nghiệm, thiết bị phân tích, biên chế nhân sự các mảng hóa - sinh học… dĩ nhiên phải đạt tiêu chuẩn Mỹ.
Hiện nay, đa phần doanh nghiệp Việt vẫn có quy mô nhỏ và vừa. Bởi vậy, chỉ mới tập trung vào khâu sản xuất mà chưa quan tâm đến tiêu chuẩn thị trường, đặc biệt là thị trường ngoài nước. Bởi vậy, vẫn chưa nhiều doanh nghiệp đủ tiềm lực đầu tư trang thiết bị, kiểm định chất lượng đúng chuẩn quốc tế. Nhưng mặc dù bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19 lần thứ 4 nhưng con số xuất khẩu sang Mỹ, châu Âu tăng trưởng mạnh trong thời gian qua là dấu hiệu cho thấy đã có thay đổi cơ bản từ nội bộ doanh nghiệp trong nước.
Tùng Dương
Vì sao hàng Việt là tâm điểm của các vụ kiện phòng vệ thương mại? | |
Làm gì để vượt qua hàng rào phòng vệ thương mại? |
-
Quý I/2025: Thu ngân sách nhà nước tăng 29%
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 21/4: Vương quốc Anh dẫn đầu thế giới về điện gió
-
[Infographic] Diễn biến giá vàng tuần qua (14/4-20/4)
-
[E-Magazine] Giải pháp nào để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP trong các quý tiếp theo?
-
Giá dầu thế giới có thể giảm tới mức nào?