Lần đầu tiên hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga qua Ukraine bị gián đoạn
![]() |
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa. https://kinhtexaydung.petrotimes.vn |
Ukraine vẫn là một tuyến đường trung chuyển chính cho khí đốt của Nga tới châu Âu ngay cả sau khi Moscow tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại nước này vào ngày 24/2.
Điểm trung chuyển mà Ukraine đóng cửa thường xử lý khoảng 8% lượng khí đốt của Nga đến châu Âu, mặc dù các quốc gia châu Âu cho biết họ vẫn đang nhận được nguồn cung cấp. Hành lang Ukraine chủ yếu gửi khí đốt đến Áo, Ý, Slovakia và các quốc gia Đông Âu khác.
Gazprom do Điện Kremlin kiểm soát (GAZP.MM), công ty độc quyền về xuất khẩu khí đốt của Nga bằng đường ống cho biết, họ vẫn vận chuyển khí đốt đến châu Âu qua Ukraine, nhưng khối lượng đã đạt 72 triệu mét khối (mcm) vào hôm 11/5, giảm so với 95,8 mcm hôm 10/5.
GTSOU công ty vận hành hệ thống khí đốt của Ukraine, hôm 10/5 cho biết, họ sẽ đình chỉ các dòng chảy qua điểm trung chuyển Sokhranovka, nơi mà họ đã vận chuyển gần 1/3 nhiên liệu từ Nga đến châu Âu qua Ukraine.
GTSOU cho biết họ đang tuyên bố "bất khả kháng", viện dẫn khi một doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi thứ gì đó ngoài tầm kiểm soát của họ, và đề xuất chuyển hướng giao hàng cho châu Âu đến điểm nhập cảnh Sudzha, điểm lớn nhất trong hai điểm giao nhau của Ukraine.
Người đứng đầu hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine cho biết: Nga đã đóng 2 van trong mạng lưới khí đốt trên lãnh thổ Ukraine bị chiếm đóng và giá trị khí đốt bị mất có thể lên tới khoảng 1 tỷ USD/tháng.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn
Chivy
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng