Lý do UAE xây dựng nhà máy điện hạt nhân thứ hai
![]() |
Ảnh: OP |
Là nơi sinh sống của 10 triệu người, UAE đã đưa vào vận hành tổ máy đầu tiên của Nhà máy Năng lượng Hạt nhân Barakah vào năm 2020, trở thành quốc gia Ả Rập đầu tiên xây dựng nhà máy điện hạt nhân.
UAE đã hoàn thành tổ máy thứ tư của nhà máy điện vào năm 2023 với tổng chi phí xây dựng lên tới 25 tỷ USD. Lò phản ứng cuối cùng của nhà máy điện hạt nhân duy nhất của UAE sẽ bắt đầu hoạt động thương mại trong năm nay.
"Chính phủ đang xem xét lựa chọn này. Không có quyết định cuối cùng nào được đưa ra về quy trình đấu thầu nhưng tôi có thể nói rằng Chính phủ đang tích cực xem xét lựa chọn này", Hamad Alkaabi, đại diện thường trực của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) tiết lộ.
Theo ông Alkaabi, bất kỳ nhà máy điện hạt nhân mới nào cũng có thể sẽ bao gồm hai hoặc bốn lò phản ứng.
Abu Dhabi dự kiến sẽ có sự gia tăng đáng kể trong việc sử dụng điện trong thập kỷ tới, chủ yếu do tăng dân số và phát triển ngành công nghiệp.
UAE đã trao cho Tập đoàn Điện lực Hàn Quốc (KEPCO) một hợp đồng trị giá 20 tỷ USD vào năm 2009 để thiết kế, xây dựng và vận hành bốn lò phản ứng của Nhà máy Năng lượng Hạt nhân Barakah ở Abu Dhabi gần biên giới với Ả Rập Xê-út.
UAE là đối tác an ninh thân cận của Mỹ, đã ký thỏa thuận hợp tác năng lượng hạt nhân với Washington vào năm 2009. Nước này mua nhiên liệu cần thiết cho các lò phản ứng của mình từ thị trường quốc tế để tránh làm giàu uranium, loại nhiên liệu có thể dùng để chế tạo bom hạt nhân. Quốc gia này đã tuyên bố rằng chương trình hạt nhân của họ là vì mục đích hòa bình và chỉ nhằm giảm sự phụ thuộc vào dầu mỏ.
Cần lưu ý rằng UAE nằm về phía Nam Iran, bên kia vịnh Ba Tư, quốc gia mà Mỹ cáo buộc làm giàu uranium bất hợp pháp nhằm nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân. UAE cũng có chung đường biên giới với Ả Rập Xê-út, quốc gia đang đàm phán với Mỹ về tham vọng phát triển ngành công nghiệp điện hạt nhân dân sự của riêng mình.
Bình An
OP