Lý do WHO đặt tên mới cho các biến chủng Covid-19
![]() |
Thế giới hiện có 4 biến chủng SARS-CoV-2 "đáng lo ngại" (Ảnh: AFP). |
Tại cuộc họp báo ngày 31/5, Tiến sĩ Maria Van Kerkhove, một quan chức của WHO, cho biết việc đặt tên mới được áp dụng với 4 biến chủng thuộc nhóm "đáng lo ngại". Theo đó, biến chủng phát hiện đầu tiên tại Anh hay B.117 sẽ có tên gọi là Alpha, biến chủng B1351 phát hiện đầu tiên ở Nam Phi được gọi là Beta, chủng P1 phát hiện ở Brazil là Gamma, biến chủng B.1617 phát hiện lần đầu ở Ấn Độ được chia làm hai loại gồm B.16172 trở thành Delta, B.16171 là Kappa.
Giải thích việc bổ sung cách gọi các biến chủng SARS-CoV-2, WHO cho biết: "Mặc dù có các ưu điểm, song những tên khoa học vẫn khó gọi, khó nhớ và dễ gây nhầm lẫn. Do vậy, mọi người thường có xu hướng gọi tên biến chủng gắn liền với nơi nó được phát hiện lần đầu tiên, điều này kéo theo sự kỳ thị, phân biệt chủng tộc. Để tránh tình trạng này và đơn giản hóa cho truyền thông đại chúng, WHO khuyến khích các cơ quan chức năng quốc gia, các hãng truyền thông và những người khác áp dụng các tên gọi mới này".
Theo phân loại của WHO, thế giới hiện có 4 chủng thuộc nhóm "đáng lo ngại" gồm các biến chủng phát hiện lần đầu tại Anh, Nam Phi, Brazil, Ấn Độ. Đây là nhóm gồm các biến chủng được đánh giá là dễ lây lan hơn, có độc lực cao hơn hoặc dễ kháng vắc xin hơn.
Liên quan đến vấn đề kỳ thị do cách gọi, Trung Quốc nhiều lần phản đối việc gọi virus gây đại dịch Covid-19 là "virus Trung Quốc", hay chính phủ Ấn Độ mới đây phản đối cách gọi biến chủng B.1617 là "biến chủng Ấn Độ".
Theo Dân trí
-
Đột phá hạ tầng - Thúc đẩy phát triển toàn diện
-
Bà Rịa - Vũng Tàu: Đồng loạt bứt phá hạ tầng, tạo cú hích cho phát triển vùng
-
Thủ tướng: "Ai làm tốt thì giao việc"
-
Thủ tướng: 3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm
-
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu thông điệp chính sách tại Hội nghị P4G Việt Nam 2025