Mỹ thêm nhiều tàu chở dầu vào danh sách đen
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Theo tài liệu trên, danh sách trừng phạt còn có cả công ty vận tải Hennesea Holdings Limited đến từ Abu Dhabi (UAE).
Thứ trưởng Bộ Tài chính Wally Adeyemo cho biết: “Hành động ngày hôm nay một lần nữa chứng minh rằng bất kỳ ai vi phạm giới hạn giá sẽ phải đối mặt với hậu quả”.
“Không ai được nghi ngờ về cam kết của liên minh chúng tôi trong việc ngăn chặn những người giúp đỡ Điện Kremlin.” Theo một báo cáo của Chính quyền Mỹ, Hennesea Holdings sở hữu các tàu được cho là "tham gia vận chuyển dầu thô có nguồn gốc từ Liên bang Nga với giá trên 60 USD/thùng". Bộ Tài chính Mỹ cho biết: “Các tàu chở dầu thuộc sở hữu của Hennesea đã nhiều ghé các cảng của Liên bang Nga”.
Về mức trần giá dầu của Nga
Vào ngày 5 tháng 12 năm 2022, lệnh cấm vận của Liên minh Châu Âu đối với nguồn cung dầu bằng đường biển từ Nga có hiệu lực. Các nước G7, EU và Australia đã đưa ra mức giá trần đối với dầu vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 60 USD/thùng đối với các tàu và vùng lãnh thổ trực thuộc của họ. Từ ngày 5 tháng 2 năm 2023, lệnh cấm vận tương tự bắt đầu được áp dụng đối với nguồn cung cấp các sản phẩm dầu mỏ từ Nga. Giá tối đa được ấn định ở mức 100 USD và 45 USD/thùng, tùy thuộc vào loại sản phẩm dầu mỏ. Những thay đổi đối với lệnh cấm vận này cần có sự đồng ý của tất cả các quốc gia EU và thành viên G7.
Như Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak đã tuyên bố vào ngày 13 tháng 10 năm 2022, Moscow sẽ không cung cấp dầu cho các quốc gia đang cố gắng hạn chế giá thành sản phẩm của họ thông qua mức trần giá.
Yến Anh
Tass
- Dưới thời ông Trump, ngành AI Mỹ sẽ phát triển mạnh mẽ?
- Nhật Bản muốn thuê Malaysia chôn CO2 dưới các mỏ khí đã cạn kiệt
- Liên minh Trung Quốc - EU bù đắp khoảng trống của Mỹ trong cuộc chiến về khí hậu
- Tồn kho dầu thô của Trung Quốc đạt mức cao nhất trong ba năm
- Ngoại trưởng Nga bác đề xuất của Mỹ về kiểm soát Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia