Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá bằng một nửa giá bán cho châu Âu
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Giá khí đốt ở Trung Quốc dự kiến sẽ đạt trung bình 271,6 USD/1.000 m3 vào năm tới so với mức trung bình 481,7 USD của khách hàng ở châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ, theo triển vọng kinh tế đến năm 2026 đệ trình lên Thủ tướng Mikhail Mishustin ngày 9/9.
Triển vọng này cho thấy khoảng cách giá của hai khu vực vẫn giữ nguyên cho đến năm 2026 và sẽ giảm dần ở cả hai khu vực.
Những dự kiến của Nga đã làm sáng tỏ một hợp đồng trị giá 400 tỷ USD, hợp đồng lớn nhất từ trước đến nay của tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom, để cung cấp khí đốt tự nhiên cho Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc thông qua đường ống liên kết Power of Serbia. Các thông số về giá trước đây không được công bố, Tổng thống Vladimir Putin chỉ nói rằng giá khí đốt qua đường ống sẽ có liên quan đến giá dầu.
Nga đã tăng cường quan hệ năng lượng với Trung Quốc trong nhiều năm. Tầm quan trọng của Trung Quốc đã tăng lên đối với Gazprom sau khi công ty này hạn chế xuất khẩu sang châu Âu, từng là thị trường lớn nhất của họ.
Cơ quan truyền thông của Chính phủ Nga đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận của Bloomberg được gửi vào thứ Sáu tuần trước.
Quan hệ năng lượng
Năm ngoái, Nga bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 277,1 USD/1.000 m3, trong khi giá bán khí đốt cho châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ trung bình là 983,8 USD. Đối với thị trường châu Âu, tỷ lệ hợp đồng liên quan đến giá giao ngay và giá giao sau đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, với mức giá đạt mức kỷ lục vào năm 2022 trong bối cảnh châu Âu gặp khó khăn về năng lượng.
Năm nay, Nga dự kiến bán khí đốt cho Trung Quốc với giá trung bình 297,3 USD/1.000 m3, thấp hơn so với mức trung bình 501,6 USD của Thổ Nhĩ Kỳ và các khách hàng châu Âu còn lại.
Nga dự kiến xuất khẩu khí đốt qua đường ống ở mức 97 tỷ m3 trong năm nay, giảm so với hơn 131 tỷ m3 vào năm 2022. Khối lượng dự kiến sẽ tăng lên 126 tỷ m3 vào năm 2026 trong bối cảnh nguồn cung tăng dần thông qua đường ống kết nối Power of Serbia.
Yến Anh
Bloomberg
- Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần