Nga "chỉ thẳng mặt" thủ phạm gây nổ Nord Stream
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Mỗi đường ống dẫn khí đốt tự nhiên Nord Stream 1 và 2 bao gồm hai tuyến đường ống riêng biệt nối Nga và Đức. Ba trong số bốn đường ống này đã bị phá hủy trong một loạt vụ nổ gần đảo Bornholm của Đan Mạch vào tháng 9 năm 2022, cắt đứt mối quan hệ năng lượng trực tiếp của Đức với Nga và khiến nền kinh tế phụ thuộc vào khí đốt của Nga phải phụ thuộc vào khí đốt tự nhiên hóa lỏng đắt tiền hơn của Mỹ.
Bình luận về vấn đề này trong sự kiện Hỏi & Đáp marathon với giới truyền thông và công chúng hôm thứ Năm 14/12, ông Putin chỉ ra rằng chính EU là nguyên nhân cho bất kỳ vấn đề nguồn cung cấp khí đốt nào mà châu lục này đang gặp phải.
“Thật kỳ lạ, họ lại cố đổ lỗi sự thiếu hụt nguồn cung cho chúng tôi, cho rằng chúng tôi không bán thứ gì đó,” nhà lãnh đạo Nga nêu rõ. “Điều này hoàn toàn vô nghĩa, bởi vì không phải chúng tôi đã đóng đường ống dẫn khí đốt Yamal-Châu Âu ở Ba Lan, nhánh thứ hai của đường ống xuyên qua lãnh thổ Ukraine, mà chính Ukraine đã làm điều đó. Chúng tôi không cho nổ tung Nord Stream 1 và một phần Nord Stream 2. Rất có thể việc này được thực hiện bởi người Mỹ hoặc ai đó theo chỉ thị của họ.”
Ông Putin cho rằng một trong những đường ống Nord Stream 1 đang trong tình trạng hoạt động, nhưng Đức đang phản đối việc nối lại nguồn cung cấp khí đốt. Tổng thống nhấn mạnh, gã khổng lồ năng lượng Gazprom của Nga là đối tác đáng tin cậy và hoàn thành mọi nghĩa vụ theo hợp đồng.
Các cuộc điều tra về vụ phá hoại Nord Stream cho đến nay vẫn chưa xác định được chính xác thủ phạm. Một số người cho rằng cuộc tấn công do Kiev dàn dựng, trong khi những người khác lại đổ lỗi cho Mỹ.
Nhà báo điều tra người Mỹ Seymour Hersh cho rằng CIA được lệnh làm nổ những đường ống này. Trích dẫn các nguồn tin trong cộng đồng tình báo, Hersh cáo buộc rằng các thợ lặn CIA cùng với Hải quân Na Uy đã cài bom kích hoạt từ xa vào các đầu nối vào mùa hè năm ngoái, dùng cuộc tập trận của NATO trong khu vực này để che đậy.
Ông Putin cho biết vào tháng 3 rằng ông “hoàn toàn đồng ý” với kết luận của Hersh và rằng Mỹ được hưởng lợi từ cuộc tấn công do vị thế của họ là một nhà cung cấp khí đốt cho châu Âu cạnh tranh với Nga.
Yến Anh
RT
- Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần