Nga giúp Triều Tiên khởi động lại hoạt động thăm dò dầu khí
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Sau chuyến thăm của Bộ trưởng tài nguyên thiên nhiên Nga Alexander Kozlov tới Bình Nhưỡng hồi đầu tuần, Bộ này cho biết trong tuyên bố rằng họ sẽ soạn thảo “lịch trình thăm dò ngoài khơi ngay khi phía [Triều Tiên] cung cấp các bản đồ địa vật lý cần thiết”.
Triều Tiên đang nỗ lực tìm kiếm trữ lượng hydrocarbon để chống lại sự cô lập và các lệnh trừng phạt quốc tế được cho là đã hạn chế việc nước này nhập khẩu dầu và các sản phẩm dầu mỏ từ Trung Quốc và Nga.
Dữ liệu địa chấn gần đây nhất ở Biển Đông của Triều Tiên được thu thập bởi Aminex, công ty đã ký hợp đồng 20 năm với Bình Nhưỡng vào năm 2004 để khám phá khu vực rộng khoảng 51.000 km2 nhưng đã rút khỏi nước này vào năm 2012.
Liên Xô đã khoan 2 giếng thẩm lượng từ năm 1989 đến năm 1991 ở vùng nước tương đối nông ở phía tây Vịnh Tongjoson trên Biển Đông, cả 2 giếng này đều cho thấy những dấu hiệu đáng khích lệ về dầu và khí đốt.
Mặc dù Aminex đã rút khỏi Triều Tiên vào năm 2012, nhưng cựu giám đốc thăm dò của công ty, ông Mike Rego, sau đó đã viết trong bài đánh giá quốc gia của mình rằng “lưu vực Biển Đông (Triều Tiên) rõ ràng có nhiều tiềm năng”.
Theo ông, lưu vực Biển Tây của Triều Tiên chứng kiến sự tham gia không liên tục của đối tác nước ngoài vào những năm 1980 và 1990. Lưu vực này tương đối nông, với độ sâu nước thường từ 30 đến 70 mét, và được coi là tương tự như lưu vực Bột Hải của Trung Quốc liền kề đó, vốn có trữ lượng dồi dào.
Chính phủ Nga chưa cho biết họ sẽ yêu cầu công ty nào thực hiện công việc thăm dò Triều Tiên.
Trước đây, nhà sản xuất dầu khí quốc doanh Zarubezhneft của Nga thường được giao những nhiệm vụ như vậy. Zarubezhneft, vốn có nhiều kinh nghiệm làm việc tại Việt Nam và các nơi khác ở châu Á, đã không trả lời ngay câu hỏi của Upstream về vấn đề này.
Bộ Tài nguyên thiên nhiên Nga cho biết thêm rằng cả hai bên cũng “đồng ý về việc cùng thăm dò địa chất các mỏ vàng, đất hiếm và sắt” ở Triều Tiên.
Đỗ Khánh
Upstream Online
- Châu Á mua thêm năng lượng Mỹ để “xoa dịu” căng thẳng thương mại
- Mỹ có nguy cơ đánh mất vị thế thống trị năng lượng?
- Séc sau 60 năm phụ thuộc hoàn toàn vào dầu mỏ Nga
- Các nước xuất khẩu dầu nhỏ trước cơn sóng thần của thị trường
- Phán quyết của Chevron có thể đánh dấu bước ngoặt quan trọng cho các vụ kiện ngành công nghiệp dầu khí