Nghị viện châu Âu phê duyệt các mục tiêu năng lượng tái tạo cao hơn
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Đầu năm nay, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu (EU) và Nghị viện Châu Âu đã đạt được thỏa thuận chính trị nhằm nâng tỷ lệ mục tiêu của năng lượng tái tạo trong mức tiêu thụ năng lượng của EU lên 42,5% vào năm 2030, từ mục tiêu trước đó là 32%.
Thỏa thuận này nằm trong kế hoạch của EU nhằm loại bỏ sự phụ thuộc vào năng lượng của Nga càng sớm càng tốt và hướng tới phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Nghị viện châu Âu đã thông qua dự luật vào thứ Ba với 470 phiếu ủng hộ, 120 phiếu chống và 40 phiếu trắng.
Ông Markus Pieper, Thành viên Nghị viện châu Âu, cho biết trên Twitter vào tháng 3 rằng mục tiêu này có tính ràng buộc, đồng thời cho biết thêm rằng thỏa thuận này dự kiến sẽ rút ngắn các quy trình phê duyệt cho các dự án điện gió và điện mặt trời.
Cuộc bỏ phiếu về các mục tiêu năng lượng tái tạo được tổ chức sau khi Pháp nhận được sự bảo đảm rằng việc sản xuất hydro từ năng lượng hạt nhân cũng sẽ được đưa vào cái gọi là Chỉ thị về năng lượng tái tạo.
Trong các mục tiêu năng lượng tái tạo mới, EU đã cho phép năng lượng hạt nhân đóng vai trò sản xuất hydro xanh theo yêu cầu của Pháp, quốc gia sử dụng hơn 60% điện năng từ năng lượng hạt nhân.
Chỉ thị về Năng lượng tái tạo là một phần quan trọng của Thỏa thuận Xanh châu Âu, thỏa thuận mở đường cho EU trở thành một khối trung hòa carbon vào năm 2050.
Theo Eurostat, năng lượng tái tạo chiếm 21,8% năng lượng tiêu thụ ở EU vào năm 2021, giảm từ mức 22,1% vào năm 2020.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo rất khác nhau giữa các quốc gia thành viên EU. Ví dụ, Thụy Điển dẫn đầu với hơn 60% năng lượng đến từ các nguồn tái tạo, trong khi Luxembourg, Malta và Hà Lan chỉ sử dụng hơn 10% năng lượng tái tạo.
Đỗ Khánh
Oil Price
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam