Nghiên cứu phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo tại Lô 09 -1, bể Cửu Long
Tại Lễ bảo vệ Luận án Tiến sĩ, nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh đã trình bày những kết quả nghiên cứu mới dựa trên phân tích tài liệu giếng khoan địa chấn 3D - 4C gần đây. Kết quả nghiên cứu của Luận án đã góp phần làm sáng tỏ sự khác biệt về đặc điểm trầm tích sông - hồ so với trầm tích biển về các khía cạnh tướng thạch học, điều kiện cổ môi trường lắng đọng, hình thái, kích thước và quy luận biến đổi tướng trầm tích theo không gian và thời gian.
![]() |
Nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh trình bày nội dung luận án |
Trên cơ sở đó, nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh đã đề xuất được khung địa tầng phân tập gồm hai miền hệ thống (Miền hệ thống phủ chồng cao - HAST và miền hệ thống phủ chồng thấp - LAST) áp dụng cho các thành tạo trầm tích sông - hồ. Đây là cơ sở khoa học quan trọng và hợp lý để áp dụng thử nghiệm trong nghiên cứu tìm kiếm các bẫy phi cấu tạo tại Lô 09-1, bể Cửu Long. Việc áp dụng hệ phương pháp nghiên cứu phù hợp đã bước đầu dự báo được một số bẫy phi cấu tạo triển vọng chứa dầu khí cho Lô 09-1, bồn trũng Cửu Long.
![]() |
Hội đồng chúc mừng nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh đã bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ |
Về kết quả chính và đóng góp mới của Luận án, GS.TSKH. Mai Thanh Tân - Chủ tịch Hội đồng cho biết: Luận án đã góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận và hệ phương pháp tìm kiếm bẫy phi cấu tạo trong các thành tạo trầm tích sông - hồ dựa trên cách tiếp cận địa tầng phân tập hai miền hệ thống HAST và LAST. Hệ phương pháp nghiên cứu được đề xuất đã bước đầu cho phép nhận diện và xác định được một số bẫy phi cấu tạo trong các tập trầm tích Oligocene - Miocene sớm tại Lô 09-1, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tìm kiếm thăm dò dầu khí tại bồn trũng Cửu Long.
![]() |
Lãnh đạo Viện Dầu khí Việt Nam chúc mừng nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh |
Đánh giá về cơ sở khoa học, độ tin cậy của các luận điểm và kết luận của Luận án, Hội đồng cho rằng: Luận án của nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh đã được hoàn thành dựa trên nguồn tài liệu địa chấn, giếng khoan, thạch học, cổ sinh, kết quả phân tích mẫu... rất phong phú và đa dạng. Hệ phương pháp nghiên cứu gồm các phương pháp địa chất, địa vật lý truyền thống kết hợp với cách tiếp cận mới về địa tầng phân tập hai miền hệ thống cùng với sự hỗ trợ của các phần mềm thương mại tích hợp trí tuệ nhân tạo đã đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Kết quả thử nghiệm tại Lô 09-1 đã khẳng định được tính đúng đắn của cơ sở khoa học và thực tiễn trong phương pháp luận.
![]() |
Nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh tặng hoa thầy hướng dẫn PGS.TS. Hoàng Văn Quý và TS. Nguyễn Thanh Tùng |
![]() |
Lãnh đạo Ban Tìm kiếm Thăm dò PVN chúc mừng nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh |
![]() |
Ban Khai thác Dầu khí PVN chúc mừng nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh |
Hội đồng đã bỏ phiếu tán thành Luận án, đề nghị công nhận học vị Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật dầu khí cho nghiên cứu sinh Nguyễn Lâm Anh, đảm bảo tuân thủ Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Viện Dầu khí Việt Nam.
Quy hoạch phát triển tổng thể các mỏ bể Cửu Long Một đề tài nghiên cứu khoa học dầu khí quy mô lớn đã được các nhà quản lý, chuyên gia của Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP) triển khai thực hiện trong suốt 4 năm qua, đến nay đã xuất sắc hoàn thành và có giá trị rất cao về khoa học, đó là đề tài“Nghiên cứu quy hoạch phát triển tổng thể các mỏ dầu khí bể Cửu Long trên cơ sở tối ưu hóa hệ thống công nghệ và thiết bị khai thác hiện hữu”. |
P.V