Nhật Bản “tuột mất” khách hàng mua hải sản lớn nhất sau vụ xả thải nước phóng xạ
![]() |
![]() |
![]() |
Một tàu đánh cá tại cảng Tsurushihama, tỉnh Fukushima, Nhật Bản |
Trung Quốc là nhà nhập khẩu cá lớn nhất của Nhật Bản, đã mua trị giá 496 triệu USD vào năm 2022. Nước này cũng đã nhập khẩu các loài giáp xác và động vật thân mềm trị giá 370 triệu USD, như cua và sò điệp, vào năm ngoái, theo dữ liệu do văn phòng thống kê Nhật Bản theo dõi.
Ngoài Nhật Bản, Trung Quốc còn mua thủy sản từ các nước khác bao gồm Ecuador, Nga và Canada.
Trước đó, Trung Quốc đã cấm nhập khẩu thủy sản từ 10 quận của Nhật Bản xung quanh nhà máy Fukushima, trong khi đầu tuần này Hồng Kông đã công bố lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ các quận đó.
Đầu tuần này, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã công bố kế hoạch xả khoảng 1,3 triệu tấn nước thải đã qua xử lý, tương đương với khối lượng của khoảng 500 bể bơi cỡ Olympic, từ Fukushima.
Theo công ty điện lực nhà nước TEPCO, chính quyền Nhật Bản đã lên kế hoạch xả nước đã qua xử lý ra Thái Bình Dương vào lúc 1 giờ chiều theo giờ Tokyo hôm thứ Năm 24/8, trong điều kiện thời tiết phù hợp.
Bắc Kinh đã chỉ trích kế hoạch này là “cực kỳ ích kỷ và vô trách nhiệm”. Cơ quan hải quan Trung Quốc cho biết việc đình chỉ nhập khẩu nhằm ngăn ngừa rủi ro ô nhiễm phóng xạ.
Nhà máy điện hạt nhân Fukushima đã trải qua một cuộc khủng hoảng nặng nề sau trận động đất mạnh 9,0 độ richter và sóng thần tàn khốc vào năm 2011. Đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất kể từ vụ tai nạn Chernobyl năm 1986.
Yến Anh
RT
- Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Tạo hành lang pháp lý cho chuyển đổi xanh
- PV Power hướng đến mục tiêu tăng trưởng sản lượng phát điện 17% năm 2025
- Hà Nội đẩy mạnh lộ trình chuyển đổi xe buýt sang năng lượng xanh
- Chuyên gia nêu giải pháp phát triển bền vững điện gió
- Đảm bảo an ninh năng lượng - chìa khoá để tăng trưởng bền vững
- Tập đoàn Super Energy cung ứng khoảng 1,2 triệu kWh/năm cho lưới điện quốc gia
- LNG Quảng Trạch II sẽ cung cấp khoảng 9 tỷ kWh điện mỗi năm
- Dự án 206 triệu USD của Sao Mai Group cung cấp 210 MW điện ra thị trường
- Thực trạng đầu tư vào năng lượng của doanh nghiệp tại Việt Nam
- TS. Dư Văn Toán: Tiềm năng và thách thức của điện rác tại Việt Nam