Nhịp đập năng lượng ngày 27/6/2023
![]() |
Ảnh minh họa: Nguyễn Trường Sơn |
Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo của thế giới
Tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp Hà Lan và Việt Nam chiều 26/6 (giờ địa phương), tại La Hay (Hà Lan), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, Việt Nam có tiềm năng trở thành một trung tâm năng lượng tái tạo của thế giới, sản xuất và xuất khẩu các nhiên liệu xanh. Đây chính là cơ hội cho các doanh nghiệp Hà Lan tìm kiếm và có được các dự án đầu tư, kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam.
Phó Thủ tướng đã trực tiếp trả lời một số vấn đề về định hướng phát triển các trung tâm điện gió ngoài khơi gắn với công nghiệp sản xuất hydro xanh, amoniac xanh theo Quy hoạch Điện VIII; chuyển giao công nghệ chuyển đổi nguồn năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo; khai thác, sử dụng cát biển làm vật liệu xây dựng…
Phó Thủ tướng cũng đề nghị các doanh nghiệp Hà Lan trực tiếp làm việc với doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các bộ, ngành để trao đổi, chia sẻ thẳng thắn và đề xuất được những ý tưởng hợp tác đầu tư kinh doanh để triển khai trong giai đoạn tới, góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế - đầu tư giữa hai nước.
11 dự án năng lượng tái tạo đã phát điện thương mại lên lưới
Theo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương), tính đến cuối ngày 26/6, đã có 70/85 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 3.851,86MW gửi hồ sơ để đàm phán giá điện, hợp đồng mua bán điện; 11 nhà máy/phần nhà máy với tổng công suất 545,72MW đã hoàn thành thủ tục COD, được phát điện thương mại lên lưới; 24 dự án đang chạy thử nghiệm.
Sản lượng điện phát lũy kế của các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đạt khoảng 59,47 triệu kWh; trong đó, sản lượng điện phát trung bình ngày khoảng 3,2 triệu kWh, chiếm khoảng 0,4% tổng sản lượng nguồn điện được huy động.
Ngoài ra, có 59 dự án (tổng công suất 3.211,41 MW) đã đề nghị giá tạm bằng 50% giá trần. Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và chủ đầu tư đã hoàn thành đàm phán giá và ký tắt hợp đồng PPA với 55/59 dự án; trong đó Bộ Công Thương đã phê duyệt giá tạm cho 51 dự án.
19 dự án đã được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền nghiệm thu công trình/một phần công trình; 27 dự án đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực toàn nhà máy/một phần nhà máy; 36 dự án đã có quyết định gia hạn chủ trương đầu tư. Như vậy, hiện vẫn còn 15 dự án với tổng công suất 882,70MW chưa gửi hồ sơ đàm phán.
Huy động cao nguồn nhiệt điện than và thủy điện
Theo số liệu của Trung tâm Điều độ hệ thống điện Quốc gia (A0), phụ tải toàn hệ thống điện ngày 26/6 đạt 763 triệu kWh, tăng 86,4 triệu kWh so với ngày 25/6. Trong đó miền Bắc ước khoảng 16.687,3 triệu kWh, miền Trung khoảng 77,9 triệu kWh, miền Nam khoảng 337,8 triệu kWh.
Trong ngày 26/6/2023, tổng sản lượng huy động từ thủy điện khoảng 191 triệu kWh; Nhiệt điện than huy động 392,6 triệu kWh; turbine khí huy động 75,8 triệu kWh;
Điện năng lượng tái tạo đạt 60,9 triệu kWh, trong đó điện gió là 9,8 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 16h00 đạt 856 MW, điện mặt trời Farm huy động 51,1 triệu kWh, công suất cao nhất lúc 11h30 đạt 6.849,4 MW. Nguồn điện dầu không phải huy động.
Saudi Arabia có thể cắt giảm nguồn cung dầu cho Mỹ
Đầu tháng này, nhà sản xuất hàng đầu của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Saudi Arabia, cho biết họ sẽ tự nguyện giảm sản lượng 1 triệu thùng/ngày vào tháng 7, xuống còn khoảng 9 triệu thùng/ngày. Bộ trưởng Năng lượng Saudi Arabia, Thái tử Abdulaziz bin Salman, cho biết việc cắt giảm có thể được kéo dài sau tháng 7.
Theo dự kiến, mức sản xuất trong tháng 7 sẽ là mức thấp nhất của quốc gia này kể từ năm 2011, không bao gồm các đợt cắt giảm ban đầu sau khi dịch Covid-19 bùng phát vào năm 2020 và sản lượng giảm sau cuộc tấn công vào các cơ sở của Aramco vào tháng 9/2019.
Ngay cả sau khi vương quốc tuyên bố cắt giảm sản lượng vào tháng 7 năm 2023, Aramco, nhà xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, được cho là đã đảm bảo toàn bộ khối lượng dầu thô đã yêu cầu trong tháng 7 với ít nhất 5 nhà máy lọc dầu Bắc Á. Ưu tiên cung cấp cho các thị trường châu Á, Aramco có thể giảm các chuyến hàng đến xứ cờ hoa với lý do thắt chặt thị trường.
Thị trường dầu mỏ sẽ duy trì ổn định từ nay đến cuối năm
Phát biểu tại hội nghị Năng lượng châu Á, do công ty Petronas của Malaysia tổ chức ngày 26/6, Giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn năng lượng Saudi Aramco, Amin Nasser, cho biết các yếu tố cơ bản của thị trường dầu mỏ toàn cầu dự kiến sẽ duy trì ổn định trong thời gian còn lại của năm nay, nhờ nhu cầu ổn định ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo ông Nasser, bất chấp nguy cơ suy thoái kinh tế ở một số thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế của các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, đang thúc đẩy tăng trưởng nhu cầu dầu hơn 2 triệu thùng/ngày trong năm nay.
Ông nói thêm mặc dù Trung Quốc đang phải đối mặt với một số khó khăn kinh tế, nhưng lĩnh vực vận tải và hóa dầu vẫn có dấu hiệu tăng trưởng nhu cầu.
Giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn đã giảm khoảng 14% kể từ đầu năm khi chính sách tăng lãi suất ảnh hưởng đến nhu cầu của nhà đầu tư trong khi đà phục hồi kinh tế của Trung Quốc đã chững lại. Nguồn cung dầu thô từ Nga và Iran cũng tăng bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây, bù đắp cho việc cắt giảm sản lượng của Saudi Arabia và các thành viên khác của OPEC.
![]() |
![]() |
H.T (t/h)
-
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung đang định hình lại thị trường LPG toàn cầu
-
Đồng USD rơi xuống đáy 3 năm
-
Giá vàng hôm nay (22/4): Tiếp đà tăng mạnh
-
Căng thẳng địa chính trị thắng thế tình trạng u ám trên thị trường dầu mỏ
-
Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới