Nigeria điều tra sự cố tràn dầu đường ống Trans Niger của Shell
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Đường ống có công suất vận chuyển 180.000 thùng/ngày là một trong hai đường ống xuất khẩu dầu thô Bonny Light.
Sự cố tràn dầu tại Eleme ở bang Rivers được phát hiện vào ngày 11/6 và 4 ngày sau Công ty Phát triển Dầu khí Shell tại Nigeria (SPDC) đã xác nhận điều này trong một thông cáo.
Các nhóm bảo vệ môi trường cho biết sự cố tràn dầu kéo dài một tuần trước khi được ngăn chặn.
Một nhóm bao gồm SPDC, Cơ quan phát hiện và ứng phó sự cố tràn dầu Nigeria và cộng đồng địa phương đã có mặt tại địa điểm vào ngày 26/6 để thu thập thông tin, phân tích dữ liệu, kiểm tra bằng chứng vật lý và đánh giá nguyên nhân rò rỉ, Trung tâm Thanh niên và Vận động Môi trường cho biết.
Người phát ngôn của Shell đã xác nhận chuyến thị sát hôm 26/6 tới địa điểm này. Cuộc điều tra sẽ xác định khối lượng dầu tràn ra ngoài môi trường.
Trong nhiều năm, Shell đã phải đối mặt với nhiều cuộc chiến pháp lý liên quan đến sự cố tràn dầu ở Đồng bằng sông Niger, một khu vực bị tàn phá bởi ô nhiễm, xung đột và tham nhũng liên quan đến ngành dầu khí.
Gã dầu mỏ khổng lồ này đổ lỗi cho hầu hết các sự cố tràn dầu là do phá hoại đường ống và khai thác dầu thô bất hợp pháp.
Ông Thandile Chinyavanhu, nhà vận động năng lượng và khí hậu của Tổ chức Hòa bình xanh châu Phi, cho biết vụ tràn dầu mới nhất này đã làm tăng số vụ liên quan đến tràn dầu của Shell tại Nigeria.
“Shell phải chịu trách nhiệm về tài chính đối với sự cố tràn dầu này cũng như sự hiện diện của họ trong việc gây ra tổn thất và thiệt hại về khí hậu”, ông Chinyavanhu nói.
Yến Anh
Reuters
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh