OPEC hạ hơn nữa dự báo về nhu cầu dầu trong năm 2022
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Liên minh dầu mỏ này cho biết trong báo cáo hằng tháng của mình rằng nền kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022, giảm so với mức dự báo 3,5% trong ba tháng trước đó.
Giải thích về việc điều chỉnh giảm này, OPEC cho biết "tăng trưởng trong quý II yếu hơn ở các nền kinh tế lớn và xu hướng tăng trường chậm ở một số nền kinh tế chủ chốt."
Trong báo cáo hồi tháng 5, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay từ 3,9% xuống 3,5%. Dự kiến này đã được duy trì cho đến tháng Bảy.
Những rủi ro mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt bao gồm cả căng thẳng địa chính trị đang diễn ra và các vấn đề về chuỗi cung ứng, đại dịch COVID-19 tiếp diễn, lạm phát gia tăng, mức nợ chính phủ cao ở nhiều khu vực và tình trạng thắt chặt tiền tệ dự kiến của các ngân hàng trung ương ở Mỹ, Anh, Nhật Bản và khu vực đồng euro.
Ngoài ra, nhóm sản xuất dầu này cũng dự báo nhu cầu dầu toàn cầu sẽ trung bình khoảng 100 triệu thùng/ngày (bpd), giảm so với ước tính 100,3 triệu thùng/ngày của những tháng trước.
Dự báo nhu cầu dầu được sửa đổi là do "sắp tới có thể diễn ra các biện hạn chế COVID-19 và những bất ổn địa chính trị đang diễn ra" trong nửa cuối năm nay.
Theo báo cáo tháng 8 của OPEC, một số thành viên của tổ chức này đã tiếp tục vật lộn với việc đáp ứng hạn ngạch sản lượng hằng tháng. Nigeria và Angola đã giảm đáng kể so với mục tiêu sản xuất của họ trong tháng 7, báo cáo cho thấy.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng