OPEC+ quyết định duy trì chính sách sản lượng dầu hiện hành
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Quyết định này được đưa ra chỉ hai ngày sau khi nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) nhất trí về việc áp giá trần đối với dầu mỏ của Nga.
Trước đó vào hồi tháng 10, OPEC+ đã "chọc giận" Mỹ và các quốc gia phương Tây khác khi đồng ý cắt giảm sản lượng dầu thêm 2 triệu thùng/ngày (tương đương 2% nhu cầu sản lượng thế giới). Chính sách sản lượng này của OPEC+ sẽ có hiệu lực bắt đầu từ tháng 11/2022 cho đến hết năm 2023.
Mỹ cũng cáo buộc OPEC+ "đứng về cùng một phía" với Nga khi giảm mạnh sản lượng dầu.
Về phía mình, OPEC+ cho rằng nguyên nhân cắt giảm sâu sản lượng là bởi triển vọng kinh tế toàn cầu đang ngày càng suy yếu.
Giá dầu đã giảm sâu kể từ tháng 10/2022 trong bối cảnh nền kinh tế của Trung Quốc và toàn cầu chậm lại, lãi suất tăng cao. Đây cũng là lý do khiến thị trường đồn đoán rằng OPEC+ có thể tiếp tục cắt giảm sản lượng dầu thêm nữa.
Tuy nhiên vào ngày 4/12, OPEC+ đã quyết định giữ nguyên chính sách sản lượng dầu hiện hành.
Trước đó, nhóm các nước G7 và Australia đã đồng ý áp mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô vận chuyển bằng đường biển của Nga. Động thái của các nước phương Tây được coi là một nỗ lực nhằm giảm nguồn thu của Nga, đồng thời duy trì đủ nguồn cung dầu thô trên thị trường năng lượng toàn cầu, ngăn giá dầu thô tăng vọt sau khi lệnh cấm vận của EU với dầu Nga có hiệu lực vào ngày 5/12.
Ngay lập tức, Nga cho biết họ sẽ không bán dầu dưới mức giá trần và đang tìm phương án phản ứng.
Nhiều nhà phân tích và các bộ trưởng OPEC cho việc áp đặt mức giá trần là không hợp lý và có thể sẽ không đem lại hiệu quả.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh