Serbia dừng xuất khẩu khí đốt
![]() |
![]() |
![]() |
(Ảnh minh họa) https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
"Chính phủ đã đưa ra quyết định về việc tạm thời cấm xuất khẩu khí đốt trong nước cho đến ngày 31/10 để đảm bảo nguồn cung cho thị trường năng lượng trong nước, ngăn ngừa thiệt hại cho nền kinh tế và người dân", tuyên bố cho biết.
Tuần trước, Tổng thống Serbia - Aleksandar Vucic đã kêu gọi tăng cường an ninh cho hệ thống vận chuyển khí đốt của nước này, hệ thống đường ống dẫn khí của Serbia nhận nguồn cung khí đốt từ Nga qua đường ống TurkStream.
Theo Tổng thống Vucic, 6 triệu m3 khí đốt của Nga được vận chuyển qua đường ống TurkStream đến Serbia hằng ngày.
Đầu tháng này, Tổng thống Serbia đã yêu cầu EU hỗ trợ tài chính cho các quốc gia Balkan trong bối cảnh cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ngày càng trầm trọng do các lệnh trừng phạt của EU đối với Nga cũng như việc Nga cắt giảm mạnh nguồn cung khí đốt.
Mặc dù Serbia không phải là quốc gia thành viên của EU nhưng nguồn cung năng lượng trung chuyển qua các nước khác đều được vận chuyển qua quốc gia này, có nghĩa là các lệnh trừng phạt mà EU áp đặt lên Nga sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến Serbia. Do đó, ông Vucic đã phản đối các lệnh trừng phạt đối với Nga và nhấn mạnh rằng Serbia sẽ tiếp tục dựa vào nguồn cung năng lượng từ Nga.
Tổng thống Serbia cũng bày tỏ sự lo ngại về mùa đông sắp tới, khi nước này đang có khoảng 660 triệu m3 khí đốt dự trữ và chỉ đủ cho 3 tháng tiêu thụ.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Ánh Ngọc
- ADB đầu tư mạnh mẽ vào các dự án năng lượng và phát triển bền vững
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình