Sri Lanka mở cửa thị trường nhiên liệu nội địa cho Trung Quốc
![]() |
Đây là lần đầu tiên sau 20 năm, một thị trường bị điều hành chặt chẽ như Sri Lanka lại mở cửa cho cơ hội cạnh tranh từ nước ngoài. Quyết định này được đưa ra sau nhiều tháng bị thiếu hụt liên tục vì thiếu ngoại tệ nghiêm trọng, làm đứt đoạn nguồn cung nhiên liệu nhập khẩu ở hòn đảo Nam Á này.
Tổng thống Sri Lanka Ranil Wickremesinghe đã hoan nghênh sự xuất hiện của một công ty tầm cỡ như Sinopec. Theo ông, Sinopec “đánh dấu một bước quan trọng trong việc thiết lập nguồn cung nhiên liệu ổn định và liên tục cho quốc gia”.
Tình trạng thiếu nhiên liệu và những mặt hàng thiết yếu khác, như thực phẩm và thuốc men, đã gây ra một cuộc khủng hoảng xã hội với quy mô lớn vào năm 2022, đến mức cựu Tổng thống Gotabaya Rajapaksa phải từ chức.
Vào giai đoạn đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nhiên liệu, tình trạng thiếu hụt đã buộc những người lái xe phải xếp hàng nhiều ngày tại các trạm xăng.
Theo thông tin do ông Kanchana Wijesekera - Bộ trưởng Bộ Năng lượng Sri Lanka, xác nhận vào hôm hôm 22/5, thể theo những điều khoản của thỏa thuận đã ký với Sinopec, CPC sẽ nhường lại quyền quản lý 150 trạm xăng cho tập đoàn Trung Quốc.
Với thỏa thuận này, Sinopec sẽ được phép hoạt động tại Sri Lanka trong 20 năm, tạo điều kiện đầu tư vào việc thành lập 50 trạm xăng mới trên đảo.
![]() |
Sự xuất hiện của Sinopec đánh dấu giai đoạn đầu tiên của quá trình bãi bỏ quy định độc quyền điều hành thị trường nhiên liệu Sri Lanka trong 60 năm trở lại đây. Chính phủ Sri Lanka cũng đã phê duyệt hoạt động cho những công ty lớn khác của Mỹ và Úc.
Những công ty này sẽ phải đầu tư vào hoạt động nhập khẩu nhiên liệu của Sri Lanka bằng dự trữ ngoại tệ của chính họ, thông qua lời cam kết duy trì lợi nhuận của họ tại Sri Lanka trong thời gian ít nhất một năm.
Nhằm bù đắp vào những khoản lỗ khổng lồ của CPC, giá nhiên liệu ở Sri Lanka đã tăng gấp 3 lần trong vòng một năm. Tập đoàn này hiện phải tái cấu trúc theo kế hoạch viện trợ 3 tỷ USD của IMF, phê duyệt vào tháng 3/2023.
![]() |
![]() |
![]() |
Ngọc Duyên
AFP
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh