Tại sao Serbia muốn ký hợp đồng khí đốt với Nga càng nhanh càng tốt?
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
"Thật bất lợi cho đất nước chúng tôi khi trả bằng đồng rúp. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov đã thành thật với chúng tôi và trả lời ngay lập tức. Châu Âu tiêu thụ khoảng 15 tỷ mét khối khí đốt, nhưng Mỹ và Qatar không thể cung cấp nhiều hơn. Do đó châu lục này sẽ thiếu khí đốt và cần thiết phải đàm phán với người Nga. Nhưng rõ ràng, châu Âu sẽ cố gắng độc lập khỏi khí đốt của Nga và đây sẽ không phải là một nhiệm vụ dễ dàng. Chúng tôi cần phải ký hợp đồng với Gazprom càng sớm càng tốt,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với kênh truyền hình RTS.
Dusan Bajatovic - Tổng giám đốc Serbijagas, cho biết trước đó, các cuộc đàm phán về hợp đồng khí đốt 10 năm giữa Serbia và Nga dự kiến sẽ bắt đầu trong tương lai gần và Serbia hy vọng giá khí đốt từ 600 đến 850 USD / 1.000 mét khối.
Trước đó, Tổng thống Vucic cho biết tại cuộc hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông không muốn ký hợp đồng khí đốt với mức giá 400 USD / 1.000 m3 nhưng giờ ông sẽ gấp rút thực hiện.
Sau cuộc hội đàm giữa Putin với Vucic tại Sochi vào ngày 25/11, Nga đã đồng ý giữ giá khí đốt cho Serbia ở mức 270 đô la Mỹ / 1.000 mét khối trong sáu tháng tới. Hơn nữa, Nga hứa sẽ ưu tiên cho Serbia điều khoản "độc quyền".
Kể từ ngày 1 tháng 1, Gazprom đã sử dụng một tuyến đường mới để bơm khí đốt đến Serbia - qua TurkStream và qua Thổ Nhĩ Kỳ và Bulgaria.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh