Thuế tự vệ không phải là phép màu!

05:46 | 05/05/2016

644 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trong hội nhập kinh tế quốc tế, các biện pháp phòng vệ thương mại, trợ giá, tự vệ... luôn là một trong những công cụ quan trọng được các quốc gia, vùng lãnh thổ áp dụng nhằm bảo hộ, chống tác động tiêu cực của hàng hóa nước ngoài với hoạt động sản xuất trong nước. Việc áp dụng các biện pháp này cũng được xem là điều kiện để các doanh nghiệp sản xuất trong nước tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế này lại không được các doanh nghiệp ngành thép nhìn nhận mà lại xem đó là “phép màu” để trục lợi!

Nghịch lý thời hội nhập

Theo Quyết định 862 của Bộ Công Thương, từ ngày 22-3, Việt Nam sẽ áp dụng mức thuế 23,3% dưới dạng thuế nhập khẩu bổ sung và 14,2% đối với thép dài Trung Quốc. Và về mặt nguyên tắc thì sau khi có quyết định trên, các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước phải tập trung tái cấu trúc, nâng cao hiệu quả hoạt động, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm mà công ty, doanh nghiệp của mình làm ra. Nhưng thực tế hơn 1 tháng qua đã cho thấy điều hoàn toàn theo chiều ngược lại, chỉ 2 ngày sau khi Quyết định 862 được công bố, giá thép trong nước đã bất ngờ tăng mạnh, từ mức khoảng 10,3-10,7 triệu đồng/tấn lên mức 12,6-13,5 triệu đồng/tấn. Điều này lập tức dấy lên hoài nghi về việc các doanh nghiệp thép đã “té nước theo mưa”, lợi dụng sự bảo hộ của chính sách trong nước để trục lợi bởi yếu tố thiếu hụt nguồn cung hoàn toàn bị loại bỏ khi sản xuất thép vốn đang trong cảnh tồn kho, ế ẩm cao.

tin nhap 20160504144630
Một góc xưởng sản xuất của Công ty TNHH Thắng Lợi

Và mới đây, trong công bố mới nhất của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), những hoài nghi này đã được làm sáng tỏ hoàn toàn. Theo đó, trong tháng 3, các doanh nghiệp ngành thép đã tiêu thụ được 962 ngàn tấn - mức tiêu thụ cao nhất trong lịch sử ngành thép. Trong khi đó, sản lượng thép sản xuất từ tháng 12-2015 đến hết tháng 2-2016 được ghi nhận là 1,7 triệu tấn. Mặc dù nguồn cung vẫn đảm bảo như vậy nhưng giá thép cuối tháng 3 vẫn được VSA ghi nhận tăng tới 30% so với đầu tháng.

Nhìn nhận câu chuyện này, ông Phùng Đình Thông - Giám đốc Công ty TNHH Thắng Lợi, doanh nghiệp chuyên đúc thép hợp kim ở Khu công nghiệp An Xá (TP Nam Định, tỉnh Nam Định) đã nhấn mạnh, đây là dấu hiệu bất thường, khó hiểu. Theo ông Thông thì việc giá thép phản ứng quá “nhạy” như vậy là hoàn toàn không hợp lý bởi tại thời điểm Quyết định 862 được công bố, các doanh nghiệp sản xuất thép vẫn đang nhập nguyên liệu theo mức thuế suất cũ. Và một điều quan trọng, toàn bộ thép được bán ra trong hầu hết tháng 3 đều được sản xuất từ nguồn nguyên liệu này. Vậy nên không có lý gì mà chỉ sau 2 ngày giá thép đã tăng vọt như vậy.

“Về mặt nguyên tắc thị trường, đây là điều phi lý. Giá thành sản phẩm sẽ chỉ tăng nếu nguyên, phụ liệu đầu vào tăng, làm tăng chi phí sản xuất. Nhưng nếu đầu vào chưa tăng mà giá sản phẩm tăng thì chỉ có thể giải thích là doanh nghiệp sản xuất đã gia tăng phần lợi nhuận trong giá thành sản phẩm” - ông Thông nêu quan điểm.

Không những không nắm bắt được cơ hội để tự tái cấu trúc lại bản thân, theo nhiều chuyên gia trong ngành thép thì việc Bộ Công Thương áp dụng các biện pháp tự vệ đối với phôi thép còn đặt các doanh nghiệp sản xuất thép vào một cuộc sàng lọc, cạnh tranh khốc liệt của thị trường. Điều này được đại diện Công ty Chứng khoán Bảo Việt chia sẻ rằng: Việc áp thuế này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp sản xuất thép nhưng đã tự chủ được phôi thép như Tập đoàn Hòa Phát, Thép Việt - Ý, Gang thép Thái Nguyên... Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, nó cũng sẽ khiến các doanh nghiệp đang phải nhập khẩu phôi thép chịu thiệt hại khi thuế nhập khẩu tăng.

Dưới một góc nhìn khác, những nghịch lý trên của ngành thép theo TS Nguyễn Minh Phong lại đang là điều kiện để cho các sản phẩm thép nhập khẩu chiếm lĩnh thị trường trong nước. Bởi việc sử dụng công cụ áp thuế chống bán phá giá là nhằm chống cạnh tranh không lành mạnh theo nguyên tắc thị trường, bảo vệ sản xuất nội địa sẽ mất ý nghĩa, nếu không nói là phản tác dụng khi vừa không thúc đẩy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nội, lại vừa làm tăng giá và nhất là làm tăng tiêu thụ hàng ngoại nhập trên thị trường trong nước.

Để thị trường điều tiết

Từ nhiều năm nay, chuyện ngành thép kêu khó chẳng phải chuyện gì mới lạ đối với giới đầu tư, dư luận xã hội. Họ hết kêu về giá điện thì lại kêu về chính sách thuế, rồi thì bị cạnh tranh bởi thép nhập khẩu... Nhưng cũng có một thực tế là dù “ôn nghèo kể khổ” nhiều như vậy nhưng hầu hết các doanh nghiệp sản xuất thép đều có lãi, thậm chí là lãi khủng. Đây tiếp tục là một nghịch lý cần phải được các cơ quan quản lý cũng như chính doanh nghiệp thép nhìn nhận, bởi chúng ta không thể sống mãi trong sự bao bọc của chính sách và chúng ta cũng không thể mãi áp dụng các biện pháp tự vệ, bảo hộ trong nền kinh tế hội nhập được.

Nói như vậy để thấy rằng, diễn biến giá thép trong tháng 3 là một nghịch lý trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt trong môi trường cạnh tranh quốc tế ngày càng sâu rộng như hiện nay. Và rõ ràng, với những phân tích như trên thì việc các doanh nghiệp sản xuất thép đang tìm cách trục lợi trên chính sách bảo hộ, xem chính sách tự vệ là phép màu cứu doanh nghiệp mình vượt qua khó khăn lại đang đẩy nhiều doanh nghiệp đi vào cửa tử!

Với thực tế trên, ông Phùng Đình Thông cho rằng, chúng ta đang ngày càng hội nhập kinh tế quốc tế thì cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc thị trường. Doanh nghiệp nào có năng lực, có trình độ quản trị, giá thành sản phẩm cạnh tranh thì tồn tại, phát triển. Doanh nghiệp nào năng lực yếu, hiệu quả hoạt động, năng lực cạnh tranh kém thì bị loại bỏ.

“Việc Bộ Công Thương ban hành chính sách thuế tự vệ cho hoạt động sản xuất thép trong nước chỉ mang tính tạm thời, không giải quyết được tận gốc vấn đề. Và vấn đề với ngành thép hiện nay chính là vấn đề quản trị, vấn đề công nghệ, hiệu quả hoạt động. Nếu chừng nào chưa giải quyết được những vấn đề này thì ngành thép còn gặp khó khăn, còn phải chịu sự lép vế trước sự cạnh tranh của các sản phẩm thép nhập ngoại” - ông Thông nói.

Đồng với quan điểm này, Tổng giám đốc Công ty Liên doanh sản xuất Thép Vinausteel (Thép Việt Úc) Phan Đào Vũ khi chia sẻ với báo chí cho biết, trong cuộc chơi toàn cầu thì “nước lên thuyền lên” và “nước xuống thuyền cũng phải xuống”. Việc sản xuất phôi của các doanh nghiệp có hiệu quả khác nhau nên giá thành sản xuất cũng khác nhau. Khi giá nguyên liệu phôi thép trên thế giới giảm, những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và có lãi thì lợi nhuận sẽ thu hẹp lại. Còn doanh nghiệp kém hiệu quả thì “nước xuống” nhưng thuyền không xuống, dẫn đến mắc cạn và thuế tự vệ là để cho “nước dâng lên” nhằm cứu những doanh nghiệp này. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ làm tăng sức cạnh tranh cho những doanh nghiệp hiệu quả và tạo sức ép ngay lập tức đối với các doanh nghiệp khác.

Vậy nên, ông Phan Đào Vũ cũng cho rằng, trong thời kỳ hội nhập kinh tế toàn cầu như hiện nay, khi cái đích của hoạt động thương mại tự do là thuế về 0% thì ngành thép cũng phải tuân thủ các nguyên tắc của sân chơi đó. Và trong điều kiện khó khăn thì doanh nghiệp cần phải có sự điều chỉnh chiến lược sao cho hiệu quả chứ không thể vì kém hiệu quả của một số doanh nghiệp mà cản trở quá trình hội nhập, cản trở doanh nghiệp và người dân hưởng lợi từ hội nhập được.

 

Hà Thanh

Năng lượng Mới 520

  • bidv-14-4
  • top-right-banner-chuyen-muc-pvps
  • banner-pvi-horizontal
  • nang-luong-cho-phat-trien
  • pvoil-duong-xa-them-gan
  • bao-hiem-pjico
  • agribank-vay-mua-nha
  • vpbank

Giá vàng

DOJI Mua vào Bán ra
AVPL/SJC HN 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
AVPL/SJC HCM 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
AVPL/SJC ĐN 116,000 ▲4000K 118,000 ▲4000K
Nguyên liệu 9999 - HN 11,330 ▲400K 11,610 ▲350K
Nguyên liệu 999 - HN 11,320 ▲400K 11,600 ▲350K
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
PNJ Mua vào Bán ra
TPHCM - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
TPHCM - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Hà Nội - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Hà Nội - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Đà Nẵng - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Đà Nẵng - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Miền Tây - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Miền Tây - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - PNJ 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Đông Nam Bộ PNJ 112.000 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - SJC 116.000 ▲4000K 118.000 ▲4000K
Giá vàng nữ trang - Giá vàng nữ trang Nhẫn Trơn PNJ 999.9 112.000 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng Kim Bảo 999.9 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Giá vàng nữ trang - Vàng Phúc Lộc Tài 999.9 112.000 ▲2500K 115.600 ▲2100K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999.9 112.000 ▲2500K 114.500 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 999 111.890 ▲2500K 114.390 ▲2500K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 9920 111.180 ▲2480K 113.680 ▲2480K
Giá vàng nữ trang - Vàng nữ trang 99 110.960 ▲2480K 113.460 ▲2480K
Giá vàng nữ trang - Vàng 750 (18K) 78.530 ▲1880K 86.030 ▲1880K
Giá vàng nữ trang - Vàng 585 (14K) 59.630 ▲1460K 67.130 ▲1460K
Giá vàng nữ trang - Vàng 416 (10K) 40.280 ▲1040K 47.780 ▲1040K
Giá vàng nữ trang - Vàng 916 (22K) 102.480 ▲2290K 104.980 ▲2290K
Giá vàng nữ trang - Vàng 610 (14.6K) 62.500 ▲1530K 70.000 ▲1530K
Giá vàng nữ trang - Vàng 650 (15.6K) 67.080 ▲1630K 74.580 ▲1630K
Giá vàng nữ trang - Vàng 680 (16.3K) 70.510 ▲1700K 78.010 ▲1700K
Giá vàng nữ trang - Vàng 375 (9K) 35.590 ▲940K 43.090 ▲940K
Giá vàng nữ trang - Vàng 333 (8K) 30.440 ▲830K 37.940 ▲830K
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
AJC Mua vào Bán ra
Trang sức 99.99 11,120 ▲300K 11,690 ▲350K
Trang sức 99.9 11,110 ▲300K 11,680 ▲350K
NL 99.99 11,120 ▲300K
Nhẫn tròn ko ép vỉ T.Bình 11,120 ▲300K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng T.Bình 11,350 ▲300K 11,700 ▲350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng N.An 11,350 ▲300K 11,700 ▲350K
N.Tròn, 3A, Đ.Vàng H.Nội 11,350 ▲300K 11,700 ▲350K
Miếng SJC Thái Bình 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Miếng SJC Nghệ An 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Miếng SJC Hà Nội 11,600 ▲400K 11,800 ▲400K
Cập nhật: 21/04/2025 10:00

Tỉ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng TCB
AUD 16030 16296 16882
CAD 18229 18505 19122
CHF 31368 31747 32403
CNY 0 3358 3600
EUR 29156 29426 30465
GBP 33819 34208 35143
HKD 0 3206 3408
JPY 177 181 187
KRW 0 0 18
NZD 0 15161 15759
SGD 19307 19586 20115
THB 697 760 813
USD (1,2) 25635 0 0
USD (5,10,20) 25673 0 0
USD (50,100) 25701 25735 26080
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng BIDV
USD 25,720 25,720 26,080
USD(1-2-5) 24,691 - -
USD(10-20) 24,691 - -
GBP 34,183 34,276 35,184
HKD 3,278 3,288 3,388
CHF 31,589 31,687 32,559
JPY 180.4 180.72 188.79
THB 745.38 754.59 807.14
AUD 16,333 16,392 16,841
CAD 18,508 18,568 19,067
SGD 19,527 19,587 20,198
SEK - 2,665 2,760
LAK - 0.91 1.27
DKK - 3,926 4,062
NOK - 2,435 2,522
CNY - 3,516 3,612
RUB - - -
NZD 15,140 15,281 15,720
KRW 16.97 17.7 19
EUR 29,352 29,376 30,627
TWD 719.72 - 871.33
MYR 5,511.49 - 6,217.45
SAR - 6,786.42 7,144.03
KWD - 82,227 87,434
XAU - - -
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Agribank
USD 25,750 25,770 26,110
EUR 29,195 29,312 30,404
GBP 34,010 34,147 35,119
HKD 3,277 3,290 3,396
CHF 31,399 31,525 32,441
JPY 179.46 18,018 187.72
AUD 16,241 16,306 16,834
SGD 19,515 19,593 20,127
THB 761 764 798
CAD 18,438 18,512 19,030
NZD 15,212 15,721
KRW 17.45 19.24
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng Sacombank
USD 25710 25710 26070
AUD 16209 16309 16872
CAD 18403 18503 19054
CHF 31630 31660 32550
CNY 0 3516.2 0
CZK 0 1080 0
DKK 0 3810 0
EUR 29352 29452 30325
GBP 34125 34175 35278
HKD 0 3320 0
JPY 181.06 181.56 188.07
KHR 0 6.032 0
KRW 0 17.4 0
LAK 0 1.141 0
MYR 0 6000 0
NOK 0 2490 0
NZD 0 15262 0
PHP 0 422 0
SEK 0 2633 0
SGD 19465 19595 20326
THB 0 725.8 0
TWD 0 770 0
XAU 11500000 11500000 11900000
XBJ 11200000 11200000 11800000
Cập nhật: 21/04/2025 10:00
Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Ngân hàng OCB
USD100 25,740 25,790 26,110
USD20 25,740 25,790 26,110
USD1 25,740 25,790 26,110
AUD 16,262 16,412 17,480
EUR 29,424 29,574 30,760
CAD 18,354 18,454 19,773
SGD 19,539 19,689 20,160
JPY 180.67 182.17 186.86
GBP 34,187 34,337 35,239
XAU 11,498,000 0 11,702,000
CNY 0 3,399 0
THB 0 762 0
CHF 0 0 0
KRW 0 0 0
Cập nhật: 21/04/2025 10:00