Tọa đàm "Liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong bối cảnh mới"
![]() |
![]() |
![]() |
Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ thời gian qua và thảo luận để tìm ra những giải pháp liên kết phát triển tiểu vùng Nam Trung Bộ trong thời gian tới, phù hợp với thực trạng phát triển các địa phương trong tiểu vùng và bối cảnh, tình hình mới.
Tham dự có Lãnh đạo các tỉnh: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận; đại diện lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương; đại diện lãnh đạo một số sở, ban, ngành thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ; một số thành viên Ban Chỉ đạo, Tổ Biên tập xây dựng Đề án; một số chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp và một số cơ quan truyền thông, báo chí, đài phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương.
Theo đó, Vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ gồm 14 tỉnh thành, là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng của cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là vùng chịu ảnh hưởng tàn phá nặng nề từ chiến tranh, của thiên tai bão lụt nên mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình xây dựng và phát triển, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ vẫn còn nhiều khó khăn, yếu kém. Riêng Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận thuộc tiểu vùng Nam Trung Bộ, có diện tích đất liền 21.440 km2, bằng khoảng hơn 6% diện tích cả nước; là nơi sinh sống của hơn 4 triệu người (bằng khoảng 4% dân số cả nước) với hơn 12 dân tộc của 4 địa phương. Tiểu vùng Nam Trung Bộ có vị trí địa chính trị, địa kinh tế đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ cũng như đối với cả nước.
![]() |
Diễu hành xe đạp ở Nha Trang |
Ngày 16/8/2004, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ đến năm 2010 (Nghị quyết 39-NQ/TW) đã khẳng định: Bắc Trung Bộ và Duyên hải Trung Bộ là vùng có tiềm năng về nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy sản, nghề muối, cây công nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, phát triển rừng; công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện, vật liệu xây dựng; nhiều lợi thế trong trung chuyển hàng hóa, dịch vụ cho các nước tiểu vùng sông Mê Kông và quốc tế bằng đường sắt, đường hàng không, đường bộ, đường biển; nhiều tiềm năng lớn về du lịch; nhiều di tích lịch sử và văn hóa quan trọng.
Sau 18 năm thực hiện Nghị quyết 39-NQ/TW, cấp ủy, chính quyền các địa phương trong tiểu vùng Nam Trung bộ đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành; cụ thể hóa nội dung Nghị quyết thành các kế hoạch, chương trình, đề án và đã hoàn thành được nhiều mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Nhận thức về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của tiểu vùng đã nhiều thay đổi; tư duy về phát triển vùng, tiểu vùng có nhiểu đổi mới; một số tiềm năng, lợi thế của tiểu vùng từng bước được khai thác hợp lý, phát huy hiệu quả…
![]() |
Biển Nha Trang |
Tuy nhiên kinh tế - xã hội của một số địa phương trong tiểu vùng vẫn còn những khó khăn; 3/4 địa phương trong tiểu vùng còn chưa tự cân đối được ngân sách; quy mô nền kinh tế tiểu vùng còn nhỏ và dễ bị tổn thương; chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, chưa có sự đột phá; tỷ trọng nhóm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn khá lớn; các ngành thâm dụng lao động và giá trị gia tăng cao chưa có tỷ trọng lớn và chưa giữ được vai trò chủ đạo. Quá trình phát triển đã xuất hiện tình trạng xung đột lợi ích giữa các địa phương, lợi ích giữa từng địa phương với lợi ích tiểu vùng, toàn Vùng. Liên kết Vùng còn lỏng lẻo, lúng túng, bị động; thiếu vai trò “Nhạc trưởng” định hướng, dẫn dắt của Nhà nước, lợi thế quy mô nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.
Khuê Việt Trường
- [Chùm ảnh] Ngắm tượng Phật Quan âm cao nhất Đông Nam Á
- Hơn 400 du khách từ Iran đến Việt Nam trên chuyến bay charter VIP đầu tiên
- Quảng Nam: Thêm tuyến xe buýt kết nối hai di sản văn hóa thế giới
- TP HCM: Đa dạng sản phẩm du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Đà Lạt mùa đông - Cổ tích hồng trên đồi cỏ lau