Trung Quốc chuyển đổi để chi phối thị trường dầu khí thế giới
![]() |
![]() |
Cuối tháng 7 năm nay, PetroChina và Sinopec đã công bố kế hoạch chuyển giao hệ thống đường ống, kho chứa, LNG terminal cho PipeChina trị giá gần 40 tỷ USD, thương vụ sẽ kết thúc vào tháng 9 tới. Theo đó, PetroChina sẽ nhận được 17 tỷ USD tiền mặt và 30% cổ phần PipeChina (vốn điều lệ 70 tỷ USD), Sinopec 14% cổ phần, CNOOC 3% và 7 tổ chức tín dụng nhà nước nắm giữ 53% cổ phần còn lại. Ngoài việc mua lại tài sản, PipeChina đã khởi công xây mới terminal LNG công suất 20 triệu tấn/năm tại tỉnh Sơn Đông hồi tháng 5/2020.
![]() |
Biểu đồ tăng trưởng nhu cầu khí đốt của Trung Quốc. (Nguồn: Wood Mackenzie) |
Wood Mackenzie phân tích thị trường khí đốt toàn cầu, lưu ý rằng việc Trung Quốc đang chuyển toàn bộ tài sản đường ống dẫn khí và terminal LNG sang công ty mới PipeChina với mục tiêu cải cách là tạo ra đầu mối nhập khẩu toàn bộ khí đốt, dẫn đến khả năng chi phối giá và các điều kiện nhập khẩu khác có lợi cho Trung Quốc. Tương tự, chính phủ Trung Quốc cũng đang có kế hoạch thực hiện đối với dầu thô. Nhu cầu nhập khẩu khí đốt Trung Quốc ước tính sẽ tăng gấp đôi lên trên 600 tỷ m3/năm trong vòng 20 năm tới.
Viễn Đông
- Doanh thu dầu mỏ của Libya giảm, bất ổn khiến đồng Dinar lao dốc
- Chevron bắt đầu khai thác dầu khí từ một dự án triển vọng ở Vịnh Mexico
- Phân tích xu hướng thị trường năng lượng toàn cầu hiện nay
- [Infographic] Những con số về dầu khí đáng chú ý trong tuần (14/4 - 20/4)
- Bản tin Năng lượng Quốc tế 22/4: EU chuẩn bị công bố chiến lược năng lượng mới