Yếu tố nào làm gia tăng biến động thị trường khí đốt?
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Cơ quan này cho biết trong một báo cáo thị trường hôm thứ Ba 10/10, gần đầy các kho dự trữ của châu Âu đã vượt xa kế hoạch, nhưng “điều này không đảm bảo giá ổn định trong suốt mùa sưởi ấm. Nguy cơ biến động giá cả, đặc biệt trong trường hợp mùa đông lạnh giá, là nguyên nhân gây lo ngại”.
Khu vực này vẫn cực kỳ nhạy cảm với những thay đổi về nguồn cung sau khi mất phần lớn nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống từ Nga vào năm ngoái, điều đó đã đẩy giá lên mức kỷ lục. Các sự kiện gần đây từ các cuộc đình công tại những cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng ở Úc đến sự bùng nổ chiến tranh ở Trung Đông, đã gây ra một đợt tăng giá trong hợp đồng khí đốt tiêu chuẩn.
Theo báo cáo của IEA, đợt tăng giá khí đốt đang xảy ra mặc dù cuộc khủng hoảng năng lượng lịch sử năm ngoái “đã mở ra một kỷ nguyên khác cho thị trường khí đốt toàn cầu”. Châu Âu chứng kiến mức sử dụng khí đốt giảm kỷ lục và mức tiêu thụ của các thị trường trưởng thành trên toàn thế giới được dự báo sẽ giảm 1% mỗi năm trong giai đoạn 2022-2026.
Trung Quốc dự kiến sẽ chiếm gần một nửa tổng mức tăng trưởng nhu cầu khí đốt toàn cầu.
Theo báo cáo của IEA, chỉ có sự gia tăng đáng kể trong sản xuất LNG toàn cầu, tập trung vào năm 2025-2026, mới có thể giảm bớt căng thẳng cho thị trường.
Yến Anh
Bloomberg
- Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần