65 năm ngành Dầu khí Việt Nam thực hiện mong ước của Bác Hồ (23/7/1959-23/7/2024):

GPP Dinh Cố - Niềm tự hào của ngành công nghiệp khí Việt Nam

tăng
a a
giảm
In bài viết
Trong lịch sử 34 năm xây dựng và phát triển Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS), Nhà máy xử lý Khí Dinh Cố (GPP Dinh Cố) cũng đã có tròn 25 năm hoàn thành nhiệm vụ, vận hành an toàn, liên tục và hiệu quả, đóng góp quan trọng cho ngành công nghiệp khí Việt Nam, xứng đáng là niềm tự hào của PV GAS cũng như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Những tháng năm nỗ lực

Ngày 09/7/1999 – Nhà máy xử lý Khí Dinh Cố (GPP Dinh Cố), trái tim của đề án khí Bạch Hổ - Phú Mỹ đã được khánh thành và đi vào vận hành chính thức – trở thành một mốc son đáng nhớ đối với nhiều thế hệ người lao động của PV GAS và lịch sử phát triển của Công ty Chế biến khí Vũng Tàu (PV GAS VUNG TAU).

GPP Dinh Cố - công trình khí đầu tiên trên bờ của PV GAS
GPP Dinh Cố - công trình khí đầu tiên trên bờ của PV GAS

GPP Dinh Cố là công trình khí phức tạp đầu tiên trên bờ của PV GAS cũng như của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam với hệ thống thiết bị công nghệ hiện đại, độ phức tạp về khoa học – kỹ thuật thuộc loại cao nhất cả nước lúc bấy giờ, vận hành trong điều kiện khắc nghiệt (nhiệt độ từ -70 đến 260 độ, áp suất 110 atm), nhà máy có rất nhiều thiết bị quay và được tự động hóa hoàn toàn, lưu chất trong quá trình vận chuyển và xử lý khí là hydrocarbon dạng khí và lỏng ... trong khi đó, đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tiếp nhận và vận hành còn trẻ, ít kinh nghiệm. Tuy nhiên, bằng những nỗ lực, tâm huyết, quyết tâm dấn thân không quản ngại gian khó của đội ngũ lao động nơi đây, chỉ sau vài năm hoạt động, họ đã nắm bắt và làm chủ hoàn toàn hoạt động của nhà máy. Đã có rất nhiều sáng kiến, cải tiến kỹ thuật được áp dụng để nâng cao công suất, hiệu suất vận hành, gia tăng độ tin cậy và tính sẵn sàng của hệ thống thiết bị. Trong những năm đầu đầy khó khăn, vất vả để định hình hướng phát triển ngành công nghiệp khí, GPP Dinh Cố thực sự là tiêu điểm của một PV GAS đang vươn lên mạnh mẽ, là môi trường học tập và là “mái ấm” rất thân thương gần gũi không thể nào quên của nhiều thế hệ cán bộ kỹ sư trong ngành công nghiệp khí nước nhà.

GPP Dinh Cố có nhiệm vụ tiếp nhận và xử lý khí từ các mỏ thuộc bể Cửu Long, Nam Côn Sơn 2 để sản xuất ra các sản phẩm khí khô, LPG và Condensate. Kể từ khi vận hành đến nay, GPP Dinh Cố đã tiếp nhận xử lý khoảng 44,9 tỷ m3 khí ẩm, cung cấp cho thị trường khoảng 39,7 tỷ m3 khí khô, 7,2 triệu tấn LPG và 2,2 triệu tấn Condensate. Trong suốt 25 năm qua, nhà máy vẫn đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả. Độ tin cậy của hệ thống cấp khí và độ sẵn sàng của hệ thống chế biến lỏng đạt trên 99,99%.

Công tác bảo dưỡng sửa chữa tại GPP Dinh Cố
Công tác bảo dưỡng sửa chữa tại GPP Dinh Cố

Trải qua 25 năm xây dựng và phát triển, GPP Dinh Cố không chỉ là nhà máy xử lý khí đầu tiên của Việt Nam ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại trên thế giới, tạo ra các sản phẩm mới từ khí lần đầu tiên được sử dụng tại Việt Nam, đem lại giá trị kinh tế cao, làm tiền đề cho sự phát triển thị trường khí ở khu vực Đông Nam Bộ nói riêng, tại Việt Nam nói chung; mà còn là môi trường thực tiễn đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên vận hành, bảo dưỡng sửa chữa... đầu tiên cho ngành Dầu khí nước ta. Chính đội ngũ cán bộ, công nhân viên này đã tham gia tích cực vào các dự án nhà máy chế biến dầu khí sau này của Việt Nam như: Nhà máy Đạm Phú Mỹ, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất…

Trong suốt quá trình hoạt động, đặc biệt là những năm gần đây, PV GAS VUNG TAU cũng như GPP Dinh Cố đã có rất nhiều những thay đổi tích cực: hệ thống thiết bị, công nghệ với độ tin cậy cao hơn, công suất vận hành và hiệu suất thu hồi sản phẩm lỏng cao hơn; môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện và khang trang hơn; hệ thống, cách thức quản trị khoa học, tiên tiến, hiệu quả cũng như đội ngũ nhân lực có năng lực, kinh nghiệm và được đào tạo bài bản hơn; đời sống người lao động cả vật chất và tinh thần được chăm lo ở mức rất tốt (top đầu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Văn hóa doanh nghiệp PV GAS VUNG TAU/GPP Dinh Cố dù mới bắt đầu xây dựng từ 2016 nhưng cũng đã dần định hình rõ nét theo 3 giá trị cốt lõi: Kết nối – Văn minh – Trách nhiệm.

Có thể khẳng định, GPP Dinh Cố, công trình trên bờ đầu tiên của nền công nghiệp khí, đã đặt nền móng vững chắc cho toàn bộ hệ thống công trình khí trải dài khắp cả nước, trở thành niềm tự hào của cả ngành Dầu khí Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu sơ khai nhất của ngành công nghiệp khí, cho đến từng bước đi nỗ lực và luôn thường trực khó khăn, những vị cán bộ lão thành cho đến từng người lao động ở mọi khâu vận hành đều thể hiện sự cố gắng vượt bậc, trí tuệ sáng tạo, sự cẩn trọng và hết mình, bảo đảm an toàn cho công trình; đẩy mạnh sáng kiến sáng tạo; tinh thần đoàn kết cùng vượt lên, giữ gìn nhà máy nói riêng, phát triển toàn bộ nền công nghiệp khí nói chung.

Kể từ khi vận hành đến nay, GPP Dinh Cố đã tiếp nhận xử lý khoảng 44,9 tỷ m3 khí ẩm, cung cấp cho thị trường khoảng 39,7 tỷ m3 khí khô, 7,2 triệu tấn LPG và 2,2 triệu tấn Condensate. Trong suốt 25 năm qua, nhà máy vẫn đảm bảo vận hành an toàn, liên tục, hiệu quả. Độ tin cậy của hệ thống cấp khí và độ sẵn sàng của hệ thống chế biến lỏng đạt trên 99,99%.

P.V

KVT hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa trong đợt dừng khí GPP Dinh Cố năm 2023KVT hoàn thành bảo dưỡng sửa chữa trong đợt dừng khí GPP Dinh Cố năm 2023
Đoàn cán bộ, chuyên gia Gazprom thăm, tìm hiểu thực tế và trao đổi kinh nghiệm tại Nhà máy xử lý khí Dinh CốĐoàn cán bộ, chuyên gia Gazprom thăm, tìm hiểu thực tế và trao đổi kinh nghiệm tại Nhà máy xử lý khí Dinh Cố
PV GAS VUNG TAU và PVCFC chia sẻ kinh nghiệm triển khai, vận hành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn tại GPP Dinh CốPV GAS VUNG TAU và PVCFC chia sẻ kinh nghiệm triển khai, vận hành hệ thống kiểm soát an ninh, an toàn tại GPP Dinh Cố

Cùng chuyên mục

Bài 3: Sự ra đời của bản báo cáo triển vọng dầu khí đầu tiên tại Việt Nam

Bản báo cáo “Triển vọng Dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” là công trình có quy mô lớn đầu tiên của nước ta về nghiên cứu địa chất và đánh giá triển vọng dầu khí trên một vùng lãnh thổ rộng lớn. Bản báo cáo này là cơ sở quan trọng ban đầu định hướng một cách khoa học cho công tác tìm kiếm, thăm dò dầu khí về sau. Vậy, sự ra đời của bản báo cáo có tính chất quan trọng này thế nào?

Tự hào nhà máy điện đầu tiên của Petrovietnam

Cách đây 17 năm, vào ngày 4/4/2007, một sự kiện đã đi vào lịch sử của ngành Dầu khí khi tổ máy tuabin khí số 1 và số 2 Nhà máy điện (NMĐ) Cà Mau 1 do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) làm chủ đầu tư đã chính thức hòa dòng điện đầu tiên vào hệ thống điện quốc gia. Gần 20 năm qua, Cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau nói chung, NMĐ Cà Mau 1 nói riêng đã vận hành an toàn, ổn định, không chỉ mang lại hiệu quả, ý nghĩa, hiện thực hóa chủ trương “người dầu khí làm điện” của Petrovietnam mà còn có ý nghĩa chiến lược về kinh tế - xã hội của cả khu vực Tây Nam bộ nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng.

Dung Quất - nơi bắt nguồn cho khát vọng phát triển ngành lọc hóa dầu Việt Nam

Bác Hồ là người đặt nền móng cho ngành Dầu khí Việt Nam. Thực hiện mong muốn của Người, ngành Dầu khí Việt Nam có những bước tiến vững chắc và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhưng đến tận đầu những năm 90 của thế kỷ trước, mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện ngành Dầu khí Việt Nam vẫn còn thiếu. Đó là mảnh ghép về lĩnh vực lọc, hóa dầu. Đối với ngành Dầu khí Việt Nam cũng thế giới, lĩnh vực lọc, hóa dầu là miếng ghép cuối cùng để hoàn thiện các cơ cấu của ngành từ khâu thượng nguồn, trung nguồn và hạ nguồn.

MSP-1 - Giàn khoan khai thác đầu tiên của Việt Nam

Giàn khoan đầu tiên của Việt Nam được các chuyên gia dầu khí xác định là giàn khoan khai thác MSP-1 (giàn cố định tại mỏ Bạch Hổ). Đây cũng là giàn khoan có tính lịch sử và chiến lược của ngành Dầu khí Việt Nam.

Lãnh đạo Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp làm việc với Petrovietnam về Dự án Biển Đông 01

Chiều ngày 5/7/2023, tại TP HCM, đoàn công tác của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước (QLVNN) tại doanh nghiệp do ông Hồ Sỹ Hùng - Phó Chủ tịch dẫn đầu đã có buổi làm việc với Chi nhánh Tập đoàn Dầu khí Việt Nam - Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) về kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) 6 tháng đầu năm, triển khai kế hoạch công tác 6 tháng cuối năm 2023.