Giếng khoan 61 - Mốc son trong hành trình tự hào của ngành Dầu khí

Kỳ 1: Giếng Tổ - Nơi khơi dậy niềm tin, khát vọng trên "hành trình tìm lửa"

tăng
a a
giảm
In bài viết
Giếng khoan 61 (GK-61) là một nơi thiêng liêng trong tâm tưởng của người Dầu khí. Bởi lẽ, đây là nơi đầu tiên phát hiện khí, một mốc son trong hành trình tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam. 50 năm từ cột mốc đó, ngành Dầu khí từng bước phát triển, đóng góp sức lực vào khát vọng hùng cường của dân tộc. Nhân kỷ niệm 50 năm kể từ khi tìm thấy dòng khí đầu tiên tại GK-61 (18/3/1975 - 18/3/2025), PetroTimes xin giới thiệu đến bạn đọc loạt bài “Giếng khoan 61 - Mốc son trong hành trình tự hào của ngành Dầu khí”.

Bác Hồ - Người đặt nền móng cho ngành Dầu khí Việt Nam

Người trong ngành Dầu khí trân trọng gọi GK-61, nơi tìm thấy dòng khí đầu tiên là “Giếng tổ”. Ngày 18/3/1975, tại khoan trường 61 (xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình), Việt Nam đã tìm thấy dòng khí đầu tiên. Ở thời điểm năm 1975, đây là một sự kiện hết sức trọng đại của đất nước, là kết quả của rất nhiều năm tháng kiếm tìm dầu khí, của cuộc trường chinh đi tìm lửa trong lòng đất. Kết quả này củng cố niềm tin, chứng minh về một Việt Nam có tiềm năng dầu - khí.

Bác Hồ trong chuyến thăm Baku, Cộng hòa Azerbaijan ngày 23/7/1959.
Bác Hồ trong chuyến thăm Baku, Cộng hòa Azerbaijan ngày 23/7/1959.

Giấc mơ dầu khí của Việt Nam bắt đầu từ mong ước của Bác Hồ. Điều này được thể hiện qua dự cảm thiên tài “Việt Nam có biển, chắc chắn sẽ có dầu” của Người. Ngày 23/7/1959, khi đến thăm Khu công nghiệp Dầu khí Baku (Cộng hòa Azerbaijan), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với các lãnh đạo và kỹ sư dầu khí của nước bạn rằng: “Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhất định sẽ có dầu, nhưng đang chiến tranh, chưa làm được. Tôi hy vọng và tin tưởng rằng sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Baku...”. Đó là câu nói thể hiện mong ước và quyết tâm xây dựng một ngành Dầu khí vững mạnh của Bác Hồ. Vì thế, có thể nói, Bác Hồ là người đặt nền móng cho ngành Dầu khí Việt Nam.

Trước đó, từ những năm 1956 đến năm 1959, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục gửi một số học sinh đi học về địa chất, dầu khí tại Liên Xô và Rumani. Những người học dầu khí được đào tạo tại Trường Đại học Dầu khí Mátxcơva (Liên Xô) và Trường Đại học Dầu khí và Địa chất Bucharest (Rumani). Những người học về địa chất và địa vật lý chung được đào tạo tại Trường Đại học Địa chất thăm dò Mátxcơva. Bên cạnh đó, có những người học ngành địa chất trong nước. Sau khi tốt nghiệp, họ đã tham gia ngay vào công tác địa chất, thăm dò dầu khí ở miền Bắc Việt Nam. Đây là lớp cán bộ đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam.

Mốc son của ngành Dầu khí

Sau Tết Ất Mão 1975, loa phóng thanh ở khắp các làng, xã miền Bắc dồn dập thông báo tin thắng trận của Chiến dịch Hồ Chí Minh. Hòa trong niềm vui của dân tộc, ngành Dầu khí cũng có một tin vui, đó là tìm thấy khí ở GK-61.

Khi nhắc lại sự kiện này, những người chứng kiến phút giây tìm thấy khí khi ấy, đến bây giờ vẫn chưa hết hân hoan. Trên nét mặt ông Nguyễn Xuân Nhự (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Dầu khí - Văn phòng Chính phủ) vẫn còn nguyên sự hào hứng, vui mừng. Ông Nhự kể lại, tới nay đã qua 50 năm nhưng ông vẫn nhớ như in tiếng khí phun rít lên từng đợt như tiếng máy bay phản lực bay ở tầm thấp. Suốt bao năm, tiếng máy bay phản lực tượng trưng cho một cái gì đó kinh hoàng của biết bao người dân Thái Bình. Nhưng tiếng rít chói tai như tiếng phản lực ngày hôm ấy là những thanh âm rất đỗi vui mừng. Mọi người ôm lấy nhau, hò reo bên tháp khoan cao 50m sừng sững giữa trời, phía bên trên đỉnh tháp là lá cờ đỏ sao vàng no gió, bay phần phật kiêu hãnh. Ông Nhự bảo rằng, đó là cảnh tượng đến hết cuộc đời này ông cũng không thể quên.

Ông Nhự là một người có trí nhớ kỳ lạ, dường như tất cả những công việc mà ông từng tham gia trong ngành Dầu khí ông đều có thể nhớ. Những dữ liệu trong đầu ông như được sắp xếp vào những ngăn ký ức rất khoa học, hỏi đến chuyện nào, ông đều kể hết sức tỉ mỉ, chi tiết và logic, kể cả các số liệu kỹ thuật hay thời gian. Bằng trí nhớ kỳ lạ ấy, ông kể lại về sự kiện trọng đại của ngành Dầu khí. Bởi ở thời điểm ấy, ông trực tiếp có mặt tại GK-61, ngay thời điểm giếng phun khí.

Kỳ 1: Giếng Tổ - Nơi khơi dậy niềm tin, khát vọng trên
Các kỹ sư chụp ảnh lưu niệm tại khoan trường 61, đằng sau là dòng khí đầu tiên tìm thấy tại khoan trường này.

7 giờ sáng ngày 18/3/1975, các cán bộ thả bộ thiết bị xuống giếng khoan. Đến 9 giờ, van thử được mở. Tất cả kỹ sư trèo lên sàn khoan để quan sát biểu hiện dòng sản phẩm. Hơn 1 tiếng sau vẫn không có biểu hiện. Cuộc thử kết thúc, bộ thiết bị được kéo lên. Khoảng 1-3 bộ cần khoan được kéo lên cũng không có dấu hiệu gì. “Lúc đó, chúng tôi đã nghĩ vỉa không có dầu khí, buồn vô cùng. Chỉ để lại một cán bộ để theo dõi, chúng tôi về nơi nghỉ của Tổ địa chất giếng khoan là nhà kho Hợp tác xã Đông Cơ, cách giếng khoan khoảng 700m để ăn trưa”, ông Nhự nhớ lại.

Kể đến đây, giọng ông Nhự thay đổi, hào hứng và vui tươi hơn hẳn. Ông bảo, vừa bê bát cơm lên chưa kịp ăn thì anh cán bộ ở lại trông giàn khoan đã đạp xe phi thẳng vào sân hợp tác xã, miệng lắp bắp: “Anh Cự...ư...ư, khí phun...un...un...” (ông Nguyễn Ngọc Cư - thời điểm đó là Liên đoàn phó Liên đoàn 36).

“Tất cả mọi người đều bỏ cơm lại, lên xe lao ra khoan trường. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt chúng tôi là dòng nước phun phủ kín cả tháp khoan và sau đó là tiếng rít xé tai như âm thanh của máy bay Mỹ bay thấp qua đầu. Người tôi nổi da gà, tim đập dồn dập, đứng nhìn khí phun”, ông Nhự miêu tả lại cảm giác lúc đó.

GK 61 và giàn xử lý khí đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam.
GK-61 và giàn xử lý khí đầu tiên của ngành Dầu khí Việt Nam.

Những hoạt động thăm dò địa chất dầu khí đầu tiên được bắt đầu từ thập niên 60 của thế kỷ trước. 15 năm sau mới phát hiện được dòng khí đầu tiên tại Đồng bằng sông Hồng. Có những người bắt đầu theo các đoàn khoan từ khi mới hơn 20 tuổi, đến thời điểm đó đã gần 40 tuổi. Có thể nói, cả tuổi trẻ, thời thanh xuân của họ gắn bó với công tác khoan, gắn bó với ước mơ tìm thấy dầu, khí. Việc tìm thấy khí ở GK-61 là một sự kiện trọng đại của đất nước, tiếp thêm niềm tin, khát vọng trên hành trình tìm lửa đầy tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam đóng góp to lớn cho sự phát triển của đất nước.

Câu chuyện về Giếng Tổ

“Chiến thắng đầu tiên” trong cuộc trường chinh “đi tìm lửa”“Chiến thắng đầu tiên” trong cuộc trường chinh “đi tìm lửa”
Ghi chép từ Giếng TổGhi chép từ Giếng Tổ
Dòng khí đầu tiên từ Giếng tổDòng khí đầu tiên từ Giếng tổ
Giếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp đầu tiênGiếng khoan GK-61: Khơi nguồn dòng khí công nghiệp đầu tiên

Thanh Hiếu

Cùng chuyên mục

Petrovietnam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển dịch năng lượng hiệu quả, bền vững

Kỳ 2: Những ngày đầu tiên của hành trình trường chinh đi tìm lửa trong lòng đất

Trong hồi ức của "những người đi tìm lửa” những ngày đầu tiên, anh em Đoàn 36 mặc kệ lửa bom của máy bay Mỹ dội xuống đầu, vẫn chân trần vác ống chống, thi công trên các khoan trường ở khắp miền Bắc để thăm dò địa chất, mở đầu cho công cuộc trường chinh đi tìm lửa.
Petrovietnam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển dịch năng lượng hiệu quả, bền vững

“Chiến thắng đầu tiên” trong cuộc trường chinh “đi tìm lửa”

Trên nền trời xám xịt ở xã Đông Cơ, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình hiện lên sừng sững một tháp khoan cao 50m, chính là giếng khoan 61 (GK-61). Giếng khoan đầu tiên, cũng chính là điểm “chiến thắng đầu tiên” của cuộc trường chinh mở ra một kỷ nguyên mới của dân tộc trên “hành trình đi tìm lửa”.
Petrovietnam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển dịch năng lượng hiệu quả, bền vững

Trên con đường Người đã khai mở

Con đường đi tìm dầu làm giàu cho đất nước đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại khai mở. Tròn 65 năm, ngành Dầu khí đã thực hiện được mong ước của Người - xây dựng một ngành công nghiệp dầu khí mạnh. Với những thành tựu đạt được và quyết tâm phát triển xanh của đất nước và của ngành, chúng ta có quyền tin tưởng rằng trên con đường Người đã khai mở, ngành Dầu khí sẽ tiếp tục vững bước, chinh phục những nguồn năng lượng mới, xanh và bền vững.
Petrovietnam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển dịch năng lượng hiệu quả, bền vững

Niềm hạnh phúc bất ngờ…

LTS: Sáng ngày 23-7-1959, trong chuyến thăm Liên Xô, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đến thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu, đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của ngành công nghiệp Dầu khí Việt Nam. Những kỷ niệm về Bác cùng sự kiện đặc biệt này đã được bà Phạm Thị Xuân Phương - cán bộ của sứ quán Việt Nam tại Liên Xô kể lại sau 42 năm sự kiện diễn ra. Tạp chí Năng lượng Mới/ PetroTimes xin được giới thiệu với bạn đọc bài viết ghi chép lời kể và trân trọng cảm ơn bà Nguyễn Phương Nga, con gái của bà Phạm Thị Xuân Phương, đã cho phép tạp chí được đăng tải bài viết này.
Petrovietnam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển dịch năng lượng hiệu quả, bền vững

Bài 2: Kỳ tích tìm dầu trong tầng đá móng

Việc tìm ra dầu trong tầng đá móng vào ngày 6/9/1988 có thể coi là sự kiện quan trọng bậc nhất trong lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam; không chỉ mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể cho ngân sách đúng vào thời điểm khó khăn nhất, mà còn đóng góp to lớn cho khoa học dầu khí, đánh dấu một bước ngoặt trong việc nhận định và đánh giá mới về tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa Việt Nam.