Moldova không dễ gì từ bỏ khí đốt của Nga
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa |
Kể từ tháng 12 năm ngoái, nguồn cung cấp 5,7 triệu mét khối (mcm) hằng ngày của Gazprom đã được chuyển đến khu vực Transdniestria, phe ly khai thân Nga – khu vực tách khỏi Moldova khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1990.
Moldova, một trong những quốc gia nghèo nhất châu Âu, đã có nhiều năm tranh chấp về việc thanh toán tiền khí đốt của Nga.
Khí đốt của Nga được một nhà máy điện ở Transdniestria sử dụng. Nhà máy này sản xuất 80% điện năng của Moldova với mức giá thấp, vì vậy Moldova mong muốn duy trì thỏa thuận với Gazprom. Phần còn lại của Moldova đã sử dụng khí đốt từ các nhà cung cấp châu Âu được mua thông qua công ty điện và khí đốt thuộc sở hữu nhà nước Energocom.
Vadim Ceban, người đứng đầu công ty con của Gazprom Moldovagaz, cho biết có thể mua khí đốt của Nga cho phần lớn lãnh thổ Moldova nhưng phải đáp ứng được các điều kiện phù hợp.
“Về mặt lý thuyết, chúng tôi có thể mua khí đốt của Nga, nhưng điều này phải tuân theo hai điều kiện chính – giá khí đốt phải thấp hơn giá mà Energocom đề xuất và phải có khối lượng phù hợp theo nhu cầu của Moldova”, ông Ceban nói với Reuters.
Hợp đồng hiện tại giữa Moldovagaz và Gazprom đưa ra mức giá cao hơn so với mức giá mà các nhà cung cấp châu Âu đưa ra thông qua Energocom.
Bộ trưởng Năng lượng Moldova - Victor Parlicov phát biểu tại một hội nghị ở Bucharest hôm thứ Hai 2/20, Moldova đã đảm bảo đủ số lượng khí đốt châu Âu và không có kế hoạch mua khí đốt từ Gazprom để sử dụng tại các khu vực dưới sự kiểm soát của chính phủ.
Nhưng hôm thứ Ba 3/10, ông thừa nhận rằng việc mua khí đốt của Nga là có thể với những điều kiện nghiêm ngặt.
Ông Parlicov nói với hãng tin Newsmaker: “Điều đó có thể xảy ra nếu Gazprom đề xuất một mức giá thuận lợi và nếu Nga không áp đặt các điều kiện chính trị”.
Ông Parlicov được dẫn lời nói: “Tôi không loại trừ khả năng Gazprom đang tìm cách cung cấp cho khu vực Moldova do chính phủ kiểm soát, ở phía tây sông Dniestr với giá tốt nhất. Do đó chúng tôi sẽ có cơ hội lựa chọn”.
Moldova sử dụng 1,1 tỷ mét khối (bcm) khí đốt hằng năm, trong khi Transdniestria tiêu thụ 2,2 bcm.
Transdniestria, từ lâu đã được Moscow hỗ trợ về mặt tài chính và chính trị, đã không thanh toán tiền khí đốt của Nga trong một thời gian và Gazprom cũng không tìm cách thu hồi các khoản nợ này.
Yến Anh
Reuters
- Giá dầu hôm nay (22/4): Dầu thô tăng trong phiên
- Chính sách của Tổng thống Trump khiến nhiều dự án năng lượng tái tạo phải hủy bỏ
- Mỹ sẽ hủy bỏ các cuộc đàm phán với Ukraine nếu không có tín hiệu tiến triển
- Còn nhiều hoài nghi về mục tiêu xuất khẩu khí đốt của Azerbaijan
- Giá dầu hôm nay (21/4): Dầu thô giảm trong phiên giao dịch đầu tuần