Nga “chớp” cơ hội thay thế Australia xuất khẩu than sang Trung Quốc
![]() |
![]() |
![]() |
Ảnh minh họa https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/ |
Chính quyền Trung Quốc đã hoàn toàn dừng nguồn cung than từ Australia vào cuối năm 2020 sau khi Canberra lên tiếng ủng hộ một cuộc điều tra quốc tế về cách xử lý của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng Covid-19.
Tuy nhiên, với nhu cầu nhập khẩu năng lượng của Trung Quốc ngày càng tăng, Nga đang tìm cách lấp đầy khoảng trống bằng cách tăng cường xuất khẩu than sang nước láng giềng này.
Nhà phân tích Madina Khrustaleva của công ty nghiên cứu chiến lược đầu tư và kinh tế TS Lombard cho biết:“Do nhập khẩu than từ Australia của Trung Quốc dự kiến sẽ giảm, nên ít nhất Nga có cơ hội thay thế Australia một phần nào đó bằng việc xuất khẩu than của chính mình”.
Chuyên gia này cho biết Nga có một số mỏ than lớn sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc, tuy nhiên vận tải là rào cản duy nhất đối với nước này.
Thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc đã phát triển từ năm 2014, và kể từ đó Trung Quốc đã trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Nga.
Trong năm qua, rạn nứt chính trị giữa Trung Quốc và Australia đã gây ảnh hưởng đến kinh tế thế giới. Các nhà chức trách Trung Quốc đã áp dụng thuế nhập khẩu đối với một loạt sản phẩm của Australia, bao gồm rượu vang, tôm hùm, thịt, lúa mạch, gỗ và than đá. Canberra cũng đáp trả bằng đánh thuế quan đối với nhôm, giấy và thép của Trung Quốc.
Tuần trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã kêu gọi tăng cường xuất khẩu than sang châu Á ít nhất 30% trong ba năm tới. Ông Putin cũng đã phê duyệt trợ cấp tài chính để mở rộng các tuyến đường sắt của đất nước để vận chuyển than từ khu vực Kuzbass, khu vực khai thác than trọng điểm của Nga đến lục địa này.
https://kinhtexaydung.petrotimes.vn/
Yến Anh
- PVI tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng