OPEC+ nắm quyền "chỉ đạo" thị trường dầu khi cung tăng chậm cầu
![]() |
![]() |
![]() |
Trụ sở OPEC tại Vienna, Áo |
Giá dầu đã tăng lên 85 USD/thùng kể từ khi các thành viên của Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh bao gồm Nga (OPEC+) tuyên bố cắt giảm sản lượng khoảng 1,16 triệu thùng mỗi ngày (bpd), thêm vào các biện pháp kiềm chế đã có.
Trong khi các quyết định cắt giảm sản lượng của OPEC hoặc OPEC+ trước đây đã đưa ra cảnh báo rằng, giá cao hơn và sản lượng của OPEC+ thấp hơn sẽ khuyến khích các nhà sản xuất đá phiến của Mỹ khai thác nhiều hơn, các quan chức gần đây đã không lên tiếng về những lo ngại như vậy.
Goldman Sachs cho biết: Họ coi "sức mạnh định giá của OPEC tăng cao - khả năng tăng giá mà không ảnh hưởng đáng kể đến nhu cầu của họ - là động lực kinh tế chính", và ước tính việc cắt giảm sản lượng sẽ tăng doanh thu cho OPEC+.
Các công ty khoan dầu đá phiến của Hoa Kỳ trong hai thập niên qua đã giúp biến Hoa Kỳ thành nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Nhưng mức tăng sản lượng đang chậm lại và các giám đốc điều hành cảnh báo về sự sụt giảm trong tương lai.
Theo một cuộc khảo sát, hoạt động dầu khí của Hoa Kỳ bị đình trệ trong quý đầu tiên, OPEC trong năm nay đã hạ dự báo sản lượng dầu đá phiến của Mỹ, họ cũng đã làm như vậy vào năm 2022.
Vân Anh
- AM Best xác nhận tái xếp hạng tín nhiệm A- (Xuất sắc) của Tổng Công ty Bảo hiểm PVI
- Tiềm năng thị trường trái phiếu doanh nghiệp nhìn từ báo cáo tháng 2/2025
- TS. Tô Văn Trường: Nên xây dựng mô hình "GDP chất lượng"
- Phát hành Trái phiếu Chính phủ tăng gần 1,8 lần so với tháng 1
- Người dân được hưởng lợi gì khi lạm phát được kiểm soát?
- "Tâm điểm Tín dụng Việt Nam 2025"- Giải pháp huy động vốn và phát triển bền vững
- ADB mở rộng vốn đầu tư cho khu vực tư nhân và chuyển đổi số
- 2025 - Năm bản lề để kinh tế Việt Nam vươn mình
- CEO Nguyễn Quang Huy: Nhà đầu tư nên đa dạng kênh đầu tư thay vì lao vào vàng
- Đầu xuân, cẩn trọng với các hình thức lừa đảo tâm linh